Ta thường lấy vị trí Mặt Trời đi qua trên bầu trời làm tiêu chuẩn để tính thời gian. Mỗi lần Mặt Trời đi qua đường tý – ngọ trên trời là 12 h trưa của vùng đó. Vì Trái Đất tự quay nên thời điểm những vùng khác nhau trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời đi qua đường tý – ngọ trên trời khác nhau. Do đó các vùng căn cứ phương vị của Mặt Trời để xác định thời gian không giống nhau. Khi London nước Anh 12 giờ trưa thì Bắc Kinh là 7 giờ 45 phút chiều, Thượng Hải là 8 giờ 06 phút tối. Trong điều kiện khoa học phát triển như ngày nay, điều đó rất không thuận tiện cho sử dụng. Để thuận tiện người ta chia toàn cầu thành 24 múi giờ. Mỗi múi giờ gồm 15 kinh độ. Vị trí đài thiên văn Greenwich của Anh có múi giờ là 0, bao gồm 7,5o kinh tuyến tây đến 7,5o kinh tuyến đông. Dân cư trong vùng này đều thống nhất dùng thời gian theo đài thiên văn Greenwich. Phía đông múi giờ 0 là múi giờ thứ nhất, gọi là múi đông 1, từ 7,5 đến 22,5 độ kinh đông, là múi giờ tiêu chuẩn của 15 độ kinh đông. Đi tiếp về phía đông thuận theo thứ tự là múi đông 2, múi đông 3… mãi đến múi đông 12. Mỗi lần vượt qua một múi thời gian chênh nhau đúng một giờ. Thời gian trong khu vực cùng một múi giờ chênh lệch với thời gian căn cứ theo Mặt Trời để định ra không nhiều (không vượt quá nửa giờ). T ương tự, múi giờ ở phía tây cũng thuận theo múi tây 1, múi tây 2, múi tây 3… mãi đến múi tây 12 (múi tây 12 chính là múi đông 12). Dân cư trên toàn thế giới nằm trong 24 múi giờ, thời gian của múi giờ thống nhất với nhau gọi là giờ địa phương. Giữa 2 múi giờ chỉ khác nhau 1 giờ, còn phút và giây thì giống nhau. Như vậy sử dụng rất thuận lợi. Trung Quốc ở phía đông đài thiên văn Greenwich nên thời gian tiêu chuẩn sử dụng theo 120o kinh đông, thuộc về múi đông 8. Hàng ngày đài phát thanh Bắc Kinh báo giờ chính là giờ tiêu chuẩn của múi đông 8. Trong phân chia múi giờ có lúc không hoàn toàn căn cứ theo giới hạn kinh độ mà phải chiếu cố đến đường biên giới đất nước địa hình, sông ngòi và các đảo, điều đó do mỗi nước căn cứ nguyên tắc sử dụng thuận tiện của nước mình để quy định.