Vũ trụ mênh mông bao la. Ngoài Trái Đất ra trên những tinh cầu khác còn có thể ẩn dấu người ngoài hành tinh – sinh vật có trí tuệ cao cấp không? Năm 1974 trong lễ khánh thành thay thấu kĩnh viễn vọng to nhất trên Trái Đất, người ta đã từng phát đi một bức điện đầu tiên thông báo với thế giới văn minh ngoài hành tinh. Năm 1972 và năm 1977 người ta lần lượt phóng các thiết bị thám hiểm vũ trụ có tên gọi “Người tiên phong” để cho chúng mang các danh thiếp Trái Đất và tiếng nói Trái Đất vào vũ trụ mênh mông, nhằm tìm kiếm bè bạn của con người.
Nhưng những người ngoài hành tinh mà ta luôn mong mỏi, thực chất họ ở chỗ nào trong vũ trụ? Đó là một câu đố rất tự nhiên, xưa nay loài người mong tìm hiểu. Công thức Luan vũ trụ là phương pháp dùng toán học suy lý, nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho câu đố đó. Tuy rằng nó không trực tiếp trả lời ở đâu có thể tồn tại người ngoài hành tinh, nhưng có thể dùng số lượng để tính toán một cách hợp lý khả năng tồn tại người ngoài hành tinh trong vũ trụ.
Công thức Luan cho rằng vũ trụ mênh mông giống như một bãi sa mạc vô hạn, sinh vật cao cấp sống ở đó, đặc biệt là những tinh cầu có sinh vật đạt trình độ văn minh kỹ thuật cao cũng giống như là một mảnh thảm xanh nho nhỏ cô đơn và cách biệt trong sa mạc bao la. Giả thiết N là số thảm xanh đó, nó sẽ bằng tích số của các yếu tố sau.
N = R* fp ne fl fi fc L.
Các ký hiệu trong công thức lần lượt có ý nghĩa gì?
R*: biểu thị tỉ lệ ra đời bình quân của các hằng tinh.
fp: biểu thị tỉ lệ các hằng tinh chiếm trong các hệ hành tinh.
ne: biểu thị tỉ lệ các hành tinh có thể có người ở chung quanh các hằng tinh của tất cả các hệ hành tinh.
fl: biểu thị trong số các hằng tinh có thể có người ở, tỉ lệ các hành tinh có sự sống.
fi: biểu thị trong số các hành tinh có sự sống, tỉ lệ số hành tinh có sinh vật cao cấp.
fc: biểu thị trong hành tinh có sinh vật cao cấp sống, tỉ lệ số hành tinh có khả năng thông tin giữa các ngôi sao.
L: biểu thị số năm mà các nền văn minh kỹ thuật cao cấp có thể kéo dài.
Căn cứ kết quả tính toán của các yếu tố trên, có thể tính ra các thiên thể trong hệ Ngân hà có thể có những nền văn minh cao cấp là 2484 ngôi, con số này so với hơn 100 tỉ hằng tinh trong hệ Ngân hà là vô cùng nhỏ. Chẳng trách chúng ta đã phí mất nhiều công sức mà vẫn chưa tìm thấy được tung tích của người ngoài hành tinh.
Công thức Luan nổi tiếng ở trên do nhà khoa học Mỹ nghiên cứu về người ngoài hành tinh, tên là Flank Đrak đưa ra năm 1960. Cần chỉ rõ đây không phải là công thức Luan duy nhất về vũ trụ. Sau Đrak cũng có một số người nghiên cứu khác từ những góc độ khác nhau về khả năng tồn tại người ngoài hành tinh trong vũ trụ đã tiến hành khám phá. Ví dụ nhà văn nổi tiếng Mỹ Kfu và nhà thiên văn Yasimov đã từng đưa ra những công thức tính toán khác. Căn cứ của công thức Yasimov là trong hệ Ngân hà có thể tồn tại những thiên thể có nền văn minh cao cấp, ước khoảng 2 vạn 8 nghìn ngôi. Tuy con số này đã gấp 10 lần kết quả đưa ra ở trên, nhưng tỉ lệ này vẫn còn rất nhỏ. Qua đó có thể thấy trong các ngôi sao lấp lánh đầy trời muốn tìm được chỗ cư trú của người ngoài hành tinh là một việc vô cùng khó khăn.