Nếu như bạn có một bình thuỷ tinh nuôi một, hai con tôm nhỏ, sau giờ học, ngồi yên lặng quan sát nó bơi về phía trước bằng cách nào, nhảy lùi về phía sau như thế nào, và dùng càng lấy thức ăn cho vào trong mồm bằng cách nào thì có thể tăng thêm nhiều kiến thức về động vật học. Bạn xem cơ thể của tôm được phân thành rất nhiều đốt, trên bề mặt các đốt có khoác vỏ cứng, có rất nhiều đốt chân linh hoạt, trong thân còn có mang dùng để thở thích ứng với cuộc sống trong nước. Bạn có thể đã biết động vật nhỏ này có dòng họ tương đối lớn, tên gọi dòng họ của chúng là “động vật giáp xác”. Không chỉ có các loại tôm mà còn có rất nhiều giống cua, thậm chí ấu trùng nuôi cá vàng đều thuộc dòng họ này. Bởi vì những động vật này đều có những đặc điểm của tôm, các nhà động vật học đã quy chúng thành một loài là động vật giáp xác. Giống với động vật loài này như bướm, rết, bò cạp, nhện…, tuy không sống ở trong nước, cũng không có vỏ cứng giống như tôm nhưng chúng cũng có chân linh hoạt và phân ra thành đốt, các nhà động vật học đã kết hợp những động vật này và động vật giáp xác thành một loài động vật tiết túc (chân đốt).
Chủng loại động vật của giới tự nhiên rất nhiều, theo thống kê, ước tính sinh vật hiện nay có khoảng 1.500.000 loài thì động vật đã chiếm hơn 1.000.000 loài. Để nhận biết, nghiên cứu và sử dụng động vật thì phải phân loại chúng.
Mặc dù các loài động vật khác nhau có hình thái không giống nhau, nhưng động vật cùng một loài về hình dáng thường có rất nhiều điểm giống nhau. Các nhà động vật học căn cứ vào sự đồng nhất và sự khác biệt, từ nhỏ đến lớn của động vật, phân chúng ra thành nhiều loại. Loài hay còn được gọi là “giống” là loại nhỏ nhất, cũng là đơn vị cơ bản trong phân loại động vật. Những loài gần giống nhau tập hợp thành chi, những chi gần giống nhau lại tập hợp thành “họ”, “họ” tập hợp thành “bộ”, rồi “bộ” lại tập hợp thành “lớp”, “lớp” tập hợp thành ngành. Ngành tập hợp lại thành giới. Giới là đơn vị lớn nhất trong phân loại. Giới động vật, giới thực vật. Hiện nay giới động vật tất cả được phân thành 20 loại, trong đó chủ yếu có mấy loại sau: loại động vật nguyên sinh, như trùng đế giầy, amíp; động vật hải miên (bọt biển); loại động vật ruột khoang như sứa, san hô; loại giun dẹt, như oa trùng, trùng hút máu…; loại giun tròn, như giun đũa và trùng kí sinh khác sống kí sinh vào cơ thể thực vật và động vật; loại giun đốt, như giun đất, tằm cát, đỉa…; động vật nhuyễn thể, như ốc, cá mực…; loại động vật tiết túc, như tôm, cua, côn trùng…; loại động vật da gai, như hải sâm, hải hoàng…; loại động vật có xương sống, như cá, ếch, rùa, rắn, chim, thỏ…
1 Lớp bò sát | 15 Lớp chân đầu | 30 Lớp sán đốt | |
2 Lớp chim | 16 NGÀNH NHUYẾN THỂ | 31 Trùng hút máu | |
3 Lớp có vú | 17 Lớp 2 mảnh vỏ | 32 Trg xoáy trôn ốc | |
4 L. Hải đởm | 18 Lớp đỉa | 33 NGÀNH GIUN DẸT, SÁN | |
5 L. Hải sâm | 19 Lớp chân bụng | 34 NGÀNH RUỘT KHOANG | |
6 L. Sao biển | 20 Lớp song kinh? | 35 Lớp san hô | |
7 NGÀNH ĐV CÓ DÂY SỐNG | 22 Lớp lông bụng | 36 Lớp thuỷ tức | |
8 Lớp lưỡng cư | 23 NGÀNH GIUN TRÒN | 37 Lớp sứa | |
9 Lớp cỏ | 24 Lớp nhiều chân | 38 NGÀNH HẢI MIÊN | |
10 Loài đuôi rắn | 25 Lớp giáp xác | 39 L. Hải miên xoắn | |
11 NGÀNH ĐV DA GAI | 26 Lớp đốt tròn | 40 L. Hải miên | |
12 NGÀNH ĐV CHÂN ĐỐT | 27 Lớp chân lụng | 41 NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT | |
13 PHÂN NGÀNH NHỆN | 28 NGÀNH GIUN ĐỐT | ||
14 PHÂN NGÀNH CÔN TRÙNG | 29 L. Trùng bánh xe |
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. sự gia tăng và tích luỹ kiến thức về động vật học, con người ngày càng đi sâu vào những biện pháp và phương pháp phân loại đặc trưng của động vật. Hiện nay, người ta không chỉ căn cứ vào hình dáng để tiến hành so sánh mà còn cùng các phương pháp như phôi thai học, hoá học sinh vật, toán học… để phân loại động vật. Các cấp nhóm loài động vật do xếp từ nhỏ đến lớn, không phải là con người sắp xếp theo sự thống nhất và sự khác biệt của bề ngoài động vật, mà là sắp xếp theo lịch sử phát triển của động vật. Động vật cùng một loài là động vật tương đối giống nhau, ví dụ như tôm với cua, không chỉ cùng là lớp động vật giáp xác, mà còn là bộ mười chân, chúng đều có 5 đôi càng dùng để bò, đôi càng thứ nhất, thông thường đều thành hình gọng kìm. Xếp tôm và cua vào cùng trong lớp động vật giáp xác, bộ mười chân, không chỉ do chúng giống nhau về mặt hình dáng, đồng thời cũng đã phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa chúng. Các nhà khoa học đã phát hiện, trong hàng loạt quá trình, khi tôm, cua từ trứng biến thành thân hoàn chỉnh, có mấy thời kì ấu trùng đều có chỗ giống nhau. Sau đó thịt ở phần bụng của cua thoái hoá, và xếp phần dưới đầu bụng, yếm chính là phần bụng của cua. Điều này đã chứng minh quan hệ họ hàng của chúng là rất gần.
Còn giữa các loài không giống nhau, có loài quan hệ họ hàng tương đối gần, có loài lại tương đối xa. Như tế bào biến hình ở trong cơ thể động vật xương xốp rất nhiều, tế bào thể vách có rất nhiều công năng, tuy chúng thuộc về động vật đa tế bào nhưng lại giống với hành vi đơn tế bào, nên quan hệ họ hàng của chúng tương đối gần. Còn như giun đất trong loại động vật giun đốt…, cơ thể của chúng đều có đốt, còn động vật trong loài động vật tiết túc, cơ thể cũng có đốt, vì vậy quan hệ họ hàng tương đối gần. Ngược lại, đặc trưng hình dáng của một số loài không giống nhau như vậy, thì quan hệ họ hàng tương đối xa. Căn cứ vào sự xa gần của quan hệ họ hàng, có thể xếp quan hệ của các loài động vật thành “cây hệ thống”, động vật phía dưới “cây” là nguyên thuỷ, phía trên “cây” là động vật bậc cao.
Nghiên cứu về sự phân loại của động vật, về mặt lí luận và thực tiễn đều rất hữu ích. Quan hệ họ hàng của động vật chính là quan hệ biến đổi của động vật. Sự xuất hiện và phát triển của thuyết tiến hoá trước sau vẫn có mối liên hệ với phân loại động vật.
Giải Pháp Và Khắc Phục Khi Sử Dụng Dầu Thủy Lực Hiệu Quả
Giới thiệu
Dầu thủy lực là thành phần không thể thiếu trong các hệ thống máy móc công nghiệp, đảm nhiệm vai trò truyền năng lượng và bôi trơn các bộ phận. Tuy nhiên, khi sử dụng dầu thủy lực, nhiều vấn đề có thể phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ thiết bị
1. Dầu thủy lực bị ô nhiễm
Ô nhiễm dầu thủy lực là nguyên nhân hàng đầu gây hỏng hóc trong hệ thống thủy lực. Các tạp chất như bụi bẩn, nước, hay các hạt kim loại có thể xâm nhập, làm giảm tính năng bôi trơn và dẫn đến sự cố máy móc.
+ Nguyên nhân:
– Môi trường làm việc không sạch sẽ.
– Lọc dầu không được thay thế định kỳ.
– Bụi bẩn xâm nhập từ các bộ phận trong hệ thống.
+ Giải pháp:
– Kiểm tra định kỳ hệ thống lọc dầu: Đảm bảo bộ lọc dầu hoạt động tốt, loại bỏ mọi tạp chất trong hệ thống.
– Thay dầu và lọc dầu định kỳ: Tuân thủ lịch bảo dưỡng để đảm bảo dầu luôn ở trạng thái tốt nhất.
– Giữ môi trường làm việc sạch sẽ: Hạn chế bụi bẩn và các tạp chất có thể xâm nhập vào hệ thống.
2. Dầu thủy lực kém chất lượng hoặc bị pha trộn
Việc sử dụng dầu thủy lực kém chất lượng hoặc pha trộn giữa các loại dầu khác nhau có thể làm giảm hiệu suất và gây hỏng hóc hệ thống.
+ Nguyên nhân:
– Sử dụng dầu không đúng loại, không phù hợp với yêu cầu của hệ thống.
– Pha trộn dầu cũ và dầu mới hoặc sử dụng dầu tái chế không đảm bảo chất lượng.
+ Giải pháp:
– Chọn dầu từ thương hiệu uy tín: Luôn sử dụng dầu thủy lực chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống.
– Kiểm tra kỹ nguồn cung cấp dầu: Đảm bảo nguồn cung cấp dầu rõ ràng, không bị pha trộn và đạt các tiêu chuẩn chất lượng.
3. Hiện tượng quá nhiệt dầu thủy lực
Quá nhiệt là hiện tượng phổ biến trong các hệ thống thủy lực hoạt động với công suất lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng của dầu và làm giảm tuổi thọ các bộ phận trong hệ thống.
+ Nguyên nhân:
– Hệ thống làm mát hoạt động không hiệu quả.
– Áp suất hệ thống quá cao hoặc không ổn định.
– Sử dụng dầu không chịu được nhiệt độ cao.
+ Giải pháp:
– Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm mát: Đảm bảo các bộ phận làm mát không bị tắc nghẽn, hệ thống hoạt động trơn tru.
– Điều chỉnh áp suất hệ thống: Kiểm tra và điều chỉnh áp suất hợp lý để tránh quá nhiệt.
– Sử dụng dầu chịu nhiệt: Chọn các loại dầu có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp với môi trường làm việc khắc nghiệt.
4. Sự phân hủy của dầu thủy lực theo thời gian
Dầu thủy lực sẽ dần mất đi các đặc tính quan trọng như độ nhớt, khả năng bôi trơn và chống oxy hóa sau một thời gian sử dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống.
+ Nguyên nhân:
– Dầu bị oxy hóa do tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc không khí.
– Sử dụng dầu quá thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất.
+ Giải pháp:
– Tuân thủ lịch thay dầu: Thay dầu đúng thời hạn, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
– Kiểm tra chất lượng dầu định kỳ: Đo lường các thông số kỹ thuật như độ nhớt, màu sắc và mùi dầu để phát hiện sớm dấu hiệu phân hủy.
Kết luận
Sử dụng dầu thủy lực đúng cách và bảo dưỡng định kỳ là chìa khóa để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống thủy lực. Việc nhận diện sớm các vấn đề và áp dụng giải pháp khắc phục kịp thời sẽ giúp giảm thiểu sự cố, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. Hãy lựa chọn dầu thủy lực chất lượng cao từ nhà cung cấp uy tín và tuân thủ quy trình bảo dưỡng định kỳ để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống của bạn.