Đăng ký

Đăng nhập bằng Facebook
Đăng nhập bằng Google
Hoặc ID taisao.vn

Chọn


Bạn có một tài khoản? Đăng nhập ngay

Đăng nhập

Đăng nhập bằng Facebook
Đăng nhập bằng Google
Hoặc ID taisao.vn


Quên mật khẩu?

Chưa có tài khoản, Đăng ký tại đây

Quên mật khẩu

Hãy điền địa chỉ email đăng ký của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới qua email.

Bạn có một tài khoản? Đăng nhập ngay

Vui lòng nhập tên hiển thị.

Vui lòng nhập địa chỉ Email.

Vui lòng chọn phần thích hợp để câu hỏi có thể được tìm kiếm dễ dàng.
Vui lòng chọn một tiêu đề thích hợp cho câu hỏi để nó có thể được trả lời dễ dàng.
Nhập mô tả kỹ lưỡng và chi tiết.

Vui lòng chọn từ khóa phù hợp Ví dụ: Iphone 12, Samsung S20, Cây thạc anh....

Chọn

Video được lấy từ đâu VD: Youtube, Facebook, Vimeo...

Đặt ID Video tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=sdUUx5FdySs Ví dụ: "sdUUx5FdySs".


Vui lòng giải thích ngắn gọn lý do tại sao bạn cảm thấy câu hỏi này nên được báo cáo.

Vui lòng cho biết lý do cần báo cáo.

Taisao.vn Logo Taisao.vn Logo
Đăng nhậpĐăng ký

Taisao.vn

Taisao.vn dẫn đường

Tìm kiếm
Đặt câu hỏi

Menu di động

Đóng
Đặt câu hỏi
  • Tìm kiếm
  • Nhóm
  • Điểm thưởng
  • Khảo sát
  • Câu hỏi
    • 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao
    • Sức khỏe
    • Làm đẹp
    • Mẹ và bé
    • Công nghệ
    • Khoa học
    • Thể thao
    • Kiến thức chung
  • Bài viết
    • Ẩm thực
    • Bất động sản
    • Công nghệ
    • Du lịch
    • Động vật
    • Giải trí
    • Khoa học
    • Kiến thức chung
    • Làm đẹp
    • Mẹ và bé
    • Pháp luật
    • Phong thủy
    • Sức khỏe
    • Tài chính
    • Thể thao
    • Xe

NỀN TẢNG CHIA SẺ KIẾN THỨC DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT

Hỏi, Đáp, Chia sẻ bất cứ điều gì bạn muốn
logo Tigobiz

Tạo tài khoản
Trang chủ/ Câu hỏi/Q-Code 1589
Tiếp
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao
10 Vạn Câu Hỏi Vì SaoTác giả
Ngày đăng 06/10/20192019-10-06T23:36:12+07:00 2019-10-06T23:36:12+07:00Chủ đề: 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao

Không khí bao quanh Trái Đất được hình thành như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

  • Nếu bạn đi giao lưu văn hóa với người ngoài hành tinh, đừng quên mang…
  • NASA phát hiện tiểu hành tinh bằng VÀNG trị giá 700 tỷ tỷ tỷ USD chỉ…
  • Nhật quyển (Heliosphere), lớp “tường lửa” bao quanh hệ Mặt Trời

Hằng ngày ta sống trong bầu không khí, hít thở không khí, vậy thực chất không khí được hình thành như thế nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thật đầy đủ, người ta đang cố gắng tìm hiểu và phát hiện thêm.

Người ta cho rằng, ban đầu khi Trái Đất từ tinh vân Mặt Trời ngưng kết lại thành một khối cầu lỏng lẻo, không khí không những đã bao trùm bề mặt Trái Đất mà còn hòa trộn vào bên trong. Khi đó trong không khí, thành phần nhiều nhất là hyđro, chiếm khoảng 90%. Ngoài ra còn có khá nhiều hơi nước, khí mêtan, amoniac, hêli và một số khí trơ khác, nhưng hầu như không có nitơ, oxi và khí cacbonic.

Về sau vì lực hút của tâm Trái Đất, khối cầu lỏng lẻo này co lại. Trong quá trình co lại, không khí bị ép, khiến cho nhiệt độ trong lòng đất tăng lên mạnh mẽ, không khí từ trong lòng đất khuếch tán ra không trung. Khi Trái Đất nhỏ đến mức độ nhất định, tốc độ thu nhỏ chậm dần, nhiệt độ do hiện tượng co gây ra cũng giảm dần, Trái Đất nguội lạnh đi, vỏ đông kết lại. Phần không khí nằm trong vỏ Trái Đất bị ép ra, đồng thời chịu sức hút của tâm Trái Đất nên nó bao bọc bên ngoài Trái Đất, hình thành tầng khí quyển. Đến đây hơi nước ngưng kết thành nước, khiến cho trên vỏ Trái Đất bắt đầu có nước. Thời kỳ đầu tầng khí quyển vẫn còn rất mỏng, thành phần không khí còn khác xa với khí quyển ngày nay, nhưng vẫn gồm có: hơi nước, hyđro, hêli, amoniac và một số khí trơ khác nữa, v.v..

Sau khi vỏ Trái Đất rắn kết, dưới tác dụng hàng tỉ năm của các chất phóng xạ, nhiệt độ trong lòng Trái Đất không ngừng tăng lên, tạo ra sự điều chỉnh lớn giữa các địa tầng, khiến cho một số vùng nào đó của vỏ Trái Đất phát sinh đứt gãy tầng và chuyển đổi vị trí, rất nhiều nham thạch và nước trong vỏ Trái Đất dưới điều kiện nhiệt độ cao lại tiếp tục phóng thích ra làm tăng thêm lượng nước trong sông, biển. Một số chất khí bị giữ lại trong đất đá hoặc các địa tầng, bao gồm cả khí cacbonic thoát ra với lượng lớn bổ sung vào tầng khí quyển.

Đến đây trong tầng khí quyển đã có nhiều hơi nước, chúng bị ánh nắng Mặt Trời chiếu xạ, một bộ phận phân giải thành hyđro và oxi. Những oxi này một phần kết hợp với hyđro trong amoniac khiến cho nitơ trong amoniac được giải phóng, một phần kết hợp với hyđro trong khí mêtan khiến cho cacbon trong mêtan phân ly ra. Những cacbon này lại kết hợp với oxi hình thành khí cacbonic.

Như vậy thành phần chủ yếu của không khí biến thành: oxi, hơi nước, nitơ và cacbonic. Nhưng hồi đó khí cacbonic nhiều hơn bây giờ rất nhiều, còn oxi thì ít hơn.

Theo kết quả đo các nguyên tố đồng vị gần đây thì từ ngày hình thành đến nay, Trái Đất đã có hơn năm tỉ năm tuổi. Cách đây khoảng 1,8 – 1,9 tỉ năm, các sinh vật thủy sinh dần dần được hình thành. Cách đây khoảng 700 – 800 triệu năm, thực vật bắt đầu có trên các lục địa. Hồi đó hàm lượng khí cacbonic trong không khí rất nhiều cho nên rất có lợi cho tác dụng quang hợp của thực vật, khiến cho thực vật sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Khi một lượng lớn thực vật tiến hành quang hợp đã hút khí cacbonic trong không khí và nhả ra oxi khiến cho hàm lượng oxi trong không khí tăng lên rất nhanh, cho nên khoảng 500 triệu năm trước, các loại động vật trên Trái Đất cũng tăng nhanh. Sự hô hấp của các động vật lại khiến cho oxi trong không khí chuyển thành khí cacbonic.

Sau khi động, thực vật trên Trái Đất tăng lên, động vật bài tiết và khi chết thi thể của chúng mục rữa, một bộ phận anbumin biến thành amoniac và muối amoni, một bộ phận khác trực tiếp phân giải thành nitơ. Bộ phận biến thành amoniac và muối amoni thông qua tác dụng oxi hóa và khử oxi của vi khuẩn, có một bộ phận biến thành khí nitơ đi vào không khí. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, khí nitơ không hoạt tính nên rất khó kết hợp với các nguyên tố khác, do đó nitơ trong không khí tích lại ngày càng nhiều, cuối cùng đạt đến hàm lượng như ngày nay.

Hồi đó lớp không khí gần mặt đất đã có được thành phần như ngày nay. Nitơ chiếm khoảng 78%, oxi khoảng 21%, agon gần 1%, tổng số các khí vi lượng khác không đến 1%.

Từ đó có thể thấy sự hình thành bầu khí quyển một mặt có liên quan đến sự hình thành Trái Đất và vỏ Trái Đất, mặt khác có liên quan với sự xuất hiện của động, thực vật. Nó không phải hình thành một cách cô lập.

Đó là cách giải thích tương đối phổ biến của giới khoa học. Ngày nay loài người đã có kỹ thuật tiên tiến để tìm hiểu tình trạng không khí của các ngôi sao trong Vũ Trụ, qua so sánh kết quả đo lường không khí giữa một số hành tinh có thể thấy rõ, bầu không khí của các hành tinh đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Điều đó giúp ta tìm hiểu được rất nhiều quá trình hình thành khí quyển của Trái Đất.

Nhưng lý luận về sự hình thành khí quyển phù hợp với thực tế nhất còn phải chờ sự khám phá sâu thêm một bước nữa.

hình thành trái Đấtkhoa học trái đấttầng khí quyểnvỏ trái Đất rắn kết
  • 0
  • 0 0 Trả lời
  • 193
  • 0
  • 0
Trả lời
  • Báo cáo

Câu hỏi liên quan

  • Vì sao càng lên cao, không khí càng loãng?
  • Tầng khí quyển dày bao nhiêu?

Để lại trả lời
Hủy

Bạn phải đăng nhập để thêm câu trả lời.

Đăng nhập bằng Facebook
Đăng nhập bằng Google
Hoặc ID taisao.vn


Quên mật khẩu?

Cần có tài khoản, Đăng ký tại đây
Đăng nhập bằng Facebook
Đăng nhập bằng Google

Thanh bên

Đặt câu hỏi
Tạo nhóm

Nhóm mới nổi

  • Chăm sóc sức khoẻ chủ động
    • Nhóm công khai

    Chăm sóc sức khoẻ chủ động

  • Hội người đam mê Khoa Học
    • Nhóm công khai

    Hội người đam mê Khoa Học

TOP Chuyên gia

Dinh Dưỡng Sức Khỏe

Dinh Dưỡng Sức Khỏe

  • 4 Câu hỏi
  • 85,455 PV
Chuyên gia
Dinh Suat

Dinh Suat

  • 0 Câu hỏi
  • 45,760 PV
Chuyên gia

TOP Thành viên

Thi Hong Ngoc Le

Thi Hong Ngoc Le

  • 2 Câu hỏi
  • 22,140 PV
Thành viên
Thùy Ngân

Thùy Ngân

  • 0 Câu hỏi
  • 17,100 PV
Thành viên
CÔNG NGHỆ 5AVN

CÔNG NGHỆ 5AVN

  • 0 Câu hỏi
  • 16,130 PV
Thành viên
Kinh Doanh

Kinh Doanh

  • 0 Câu hỏi
  • 8,660 PV
Thành viên
VƯƠNG PHÁT

VƯƠNG PHÁT

  • 0 Câu hỏi
  • 2,600 PV
Thành viên
Long Hai

Long Hai

  • 1 Câu hỏi
  • 2,600 PV
Thành viên

Bài viết nổi bật

  • TIP 1: LÀM TRẮNG DA HIỆU QUẢ VỚI BIA

    TIP 1: LÀM TRẮNG DA HIỆU QUẢ VỚI BIA

  • GIÚP TRẺ TRÊN 1 TUỔI TĂNG CÂN NHANH VÀ KHỎE MẠNH

    GIÚP TRẺ TRÊN 1 TUỔI TĂNG CÂN NHANH VÀ KHỎE MẠNH

Xem thêm
  • Câu hỏi nổi bật
  • Alicezoory

    многопрофильная медицинская организация Москва

    • 0 Trả lời
  • AlbertTofer

    Up to 50% Commission

    • 0 Trả lời
  • Jorseamn

    Азино 777 онлайн режим: обзор сайта

    • 0 Trả lời
  • Donaldneops

    крест на могилу

    • 0 Trả lời

Đánh giá Website

Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích, xin vui lòng để lại đánh giá mức độ hài lòng của bạn với taisao.vn
4.7/5 - (1432 bình chọn)
Hoặc gửi Góp ý hoặc Báo lỗi theo mẫu

    Tên
    Email

    Nội dung

    Cảm ơn bạn đã ủng hộ Taisao.vn!

    Khám phá

    • Tìm kiếm
    • Nhóm
    • Điểm thưởng
    • Khảo sát
    • Câu hỏi
      • 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao
      • Sức khỏe
      • Làm đẹp
      • Mẹ và bé
      • Công nghệ
      • Khoa học
      • Thể thao
      • Kiến thức chung
    • Bài viết
      • Ẩm thực
      • Bất động sản
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Động vật
      • Giải trí
      • Khoa học
      • Kiến thức chung
      • Làm đẹp
      • Mẹ và bé
      • Pháp luật
      • Phong thủy
      • Sức khỏe
      • Tài chính
      • Thể thao
      • Xe

    Chân trang

    Chủ đề

    10 Vạn câu hỏi vì sao
    Sức khỏe
    Công nghệ
    Khoa học
    Xe
    Làm đẹp
    Động vật
    Kiến thức chung

    Chuyên mục

    Sức khỏe
    Khoa học
    Kiến thức chung

    Hỗ trợ

    Giới thiệu
    Điều khoản
    Chính sách bảo mật
    FAQs
    Liên hệ

    Kết nối

    Gửi bài viết

    Taisao.vn Logo

    © 2021. All Rights Reserved Bản quyền thuộc về Tại Sao.
    Website đang hoạt động thử nghiệm

    Content Protection by DMCA.com

    • Trang chủ
    • Bài viết
    • Đăng câu hỏi
    • Cộng đồng
    • Thành viên

    Thêm/Sửa đường dẫn

    Nhập địa chỉ đích

    Hoặc liên kết đến nội dung đã tồn tại

      Thiếu từ khóa tìm kiếm. Hiển thị các bài viết mới nhất. Tìm hoặc sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn một mục.