Rất nhiều người biết, mật ong là do ong thu thập chất ngọt trong những bông hoa tạo thành, nhưng quá trình thu thập gây mật có biết bao nhiêu gian khổ phức tạp thì lại không được người ta biết đến.
Mùa xuân và mùa hạ là mùa muôn hoa đua nở, nguồn mật phong phú nhất. Lúc này, những con ong thợ bắt đầu ra ngoài lấy mật nhiều lần. Chúng đứng ở giữa bông hoa thè “chiếc lưỡi” rất tinh xảo như chiếc ống, đầu lưỡi còn có một thìa múc mật, khi “lưỡi” đưa ra kéo vào, chất ngọt ở phần đáy những tán hoa sẽ theo “lưỡi” chảy vào trong dạ dày ong. Những con ong thợ hút hết bông này đến bông khác cho đến khi dạ dày ong đựng đầy, bụng căng tròn lên mới thôi.
Trong tình trạng bình thường, một ngày một con ong thợ phải ra ngoài lấy mật hơn 40 lần, mỗi lần hút 100 bông hoa, nhưng mật ong hút được chỉ có thể gây được 0,5 mg mật ong. Nếu như muốn gây 1000 g mật ong, và khoảng cách giữa buồng ong (lỗ của tổ ong) và nguồn mật là 1500 m, gần như phải bay một quãng đường 120 nghìn km, tương đương bay vòng quanh Trái Đất 3 vòng.
Thu thập mật hoa gian khổ như vậy, gây mật hoa thành mật ong cũng không dễ dàng. Đầu tiên tất cả các con ong thợ nhả chất ngọt hút được của bông hoa vào trong một lỗ trống của tổ ong, đến tối lại tiến hành điều chế chất ngọt hút được trong dạ dày của chính nó, sau đó lại nhả ra, rồi lại nuốt vào, cứ nuốt vào, nhả ra luân phiên như vậy, phải tiến hành 100 ~ 240 lần cuối cùng mới gây được mật ong thơm ngọt như vậy.
Mọi người thường nói “luyện mãi thành thép”, và mật ong mới thực sự là được luyện mãi mà thành. Để làm cho mật mau khô, hàng trăm nghìn con ong thợ phải quạt cánh không ngừng, sau đó cất mật ong đã khô vào kho, đậy nắp nến lên trên để cất giữ lại đến mùa đông dùng làm thức ăn.
Ong thợ ngoài việc điều chế mật ong tinh ra, chúng còn có thể thu thập hoa phấn mang về để lấy mật lại, trộn vào một chút mật hoa, thêm một ít nước vào, xeo thành một viên phấn hoa để làm “lương thực phụ” cho những con ong ăn hằng ngày.
Ong gây mật không chỉ để chuẩn bị tốt lương thực cho mình mà còn có tác dụng rất lớn là truyền phấn hoa cho thực vật. Trong các loài côn trùng truyền phấn hoa cho cây ăn quả và hoa màu thì ong là đội quân chủ lực tuyệt đối. Ví dụ, một con ong một lần bay có thể mang đến 48000 hạt phấn hoa cho loại dưa, mà một con kiến chỉ có thể mang 330 hạt. Thông qua việc truyền phấn của ong, sản lượng cây ăn quả và hoa màu có thể được tăng lên với mức độ lớn.