Như ta đã biết hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn, nhưng từ lâu đến nay các nhà thiên văn đều bị một câu hỏi làm trăn trở, đó là quỹ đạo chuyển động thực của Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh chênh lệch so với vị trí quỹ đạo tính toán theo lý thuyết. Tuy nhiên về sau người ta phát hiện ngoài Hải Vương Tinh còn có Diêm Vương Tinh, nhưng khối lượng của
Diêm Vương Tinh quá nhỏ, không đủ làm lý do để giải thích cho vấn đề quỹ đạo chuyển động của Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh bị sai lệch. Do đó một số nhà thiên văn tin rằng, ngoài Diêm Vương Tinh còn tồn tại một hành tinh lớn thứ 10 nào đó của hệ Mặt Trời.
Bao nhiêu năm nay, từ khi chưa tồn tại những người phủ nhận Diêm Vương Tinh, thì ngày càng có nhiều người từ những góc độ khác nhau đưa ra khả năng tồn tại hành tinh thứ 10.
Có người đã tính quỹ đạo chuyển động của sao chổi Haley trong thời gian hơn 1500 năm, kể từ năm 1835 đếm lùi đến 295 trước Công nguyên, kết quả phát hiện ngày thực tế sao chổi Haley đi qua điểm quỹ đạo gần Mặt Trời nhất chênh lệch với ngày tính toán theo lý thuyết. Lần đi qua năm 1835, số ngày thực tế chậm hơn 3 ngày so với tính theo lý thuyết; sau đó năm 1910 khi sao chổi quay trở về lại chậm hơn 3 ngày. Các nhà khoa học phát hiện thời gian sao chổi Haley đi qua điểm gần nhất hầu như biến đổi theo chu kỳ 500 năm. Điều đó đi đến sự giải thích: khi sao chổi Haley đi qua điểm gần nhất trên quỹ đạo đối với Mặt Trời đã chịu sự ảnh hưởng nào đó của một thiên thể chưa biết. Thiên thể chưa biết này rất có thể là một hành tinh khác ngoài Diêm Vương Tinh. Chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hành tinh chưa biết này khoảng 500 năm.
Năm 1950 khi tính toán quỹ đạo chuyển động xa của sao Chổi, người ta cho rằng ngoài Diêm Vương Tinh ra nên có một hành tinh khác nữa, hành tinh đó cách Mặt Trời khoảng 77 đơn vị thiên văn. Đáng tiếc là các nhà thiên văn đã dùng kính viễn vọng trong mấy năm để tìm kiếm khắp bầu trời nhưng không tìm thấy tung tích của hành tinh đó.
Ở đây điều đáng nói là Thangpô, nhà thiên văn đã phát hiện ra Diêm Vương Tinh cũng rất hứng thú trong việc tìm kiếm hành tinh mới. Ông đã bỏ ra 14 năm để tìm kiếm, lần lượt kiểm tra trên 70% các hành tinh mới xuất hiện trên bầu trời nhưng không thu được kết quả gì.
Mặt khác các nhà thiên văn cũng hoài nghi rằng: trong quỹ đạo của Thuỷ tinh có thể tồn tại một hành tinh quay quanh Mặt Trời được gọi là “Hành tinh Thuỷ nội”. Cho dù có tồn tại “Hành tinh Thuỷ nội” hay không, nhưng vì nó cách Mặt Trời gần quá nên rất khó quan sát, cho đến nay vẫn chưa có phát hiện gì mới.
Cuối cùng trong hệ Mặt Trời có hành tinh lớn thứ 10 hay không, ngày nay chưa ai có thể khẳng định được.