Hoả Tinh giống như một khối lửa hiện lên trên bầu trời mênh mông. T ừ kính viễn vọng mà nhìn, Hoả Tinh giống như một khối cầu lửa đang bốc cháy. Hiện tượng này từng khiến cho người cổ xưa bị mê hoặc và không giải thích được.
Vậy vì sao Hoả Tinh có màu đỏ lửa?
Như ta đã biết, Hoả Tinh là một trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời. Hành tinh là thiên thể không phát sáng, ta nhìn thấy Hoả Tinh có màu đỏ lửa là do kết quả phản xạ ánh nắng Mặt Trời của nó.
Theo nghiên cứu, lớp đá bề mặt Hoả Tinh có nhiều chất sắt. Khi những lớp đá này bị phong hoá tác dụng sẽ hình thành cát bụi, chất sắc trong đó bị oxy hoá thành sắt ôxit màu đỏ. Vì bề mặt Hoả Tinh rất khô ráo, không tồn tại trạng thái nước, khiến cho cát bụi trên bề mặt Hoả Tinh dễ bị gió thổi bùng lên, thậm chí phát triển thành lớp bụi che phủ toàn bộ Hoả Tinh. Năm 1971, khi thiết bị thám hiểm vũ trụ “Thuỷ thủ số 9” bay qua bề mặt Hoả Tinh đã quan trắc được một trận bão bụi rất lớn. Trận bão này bắt đầu từ bán cầu Nam sau đó phát triển sang bán cầu Bắc, bao phủ toàn bộ bề mặt của Hoả Tinh trong lớp bụi dày. Bão bụi kéo dài mấy tháng, các lớp cát cho bề mặt Hoả Tinh phục hồi trở lại trạng thái ban đầu.
Chính vì bão bụi phát sinh lặp đi lặp lại, khiến cho bề mặt Hoả Tinh hầu như luôn luôn bị che phủ bởi một lớp cát bụi sắt ôxít rất dày, kết quả là bề mặt Hoả Tinh hiện thành màu đỏ. Dưới ánh sáng của Mặt Trời, trong bầu trời ban đêm Hoả Tinh như một quả cầu lửa phát ra ánh sáng màu đỏ.