Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại. Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng (E=mc2), nhưng ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra “định luật của hiệu ứng quang điện”. Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Vào năm 1933, trong thời gian Albert đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf Hitler lên nắm quyền tại quê nhà Đức, do không đồng tình với chính quyền đương thời, ông quyết định không trở lại Đức dù khi đó ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.
Năm 1939, một nhóm các nhà khoa học Hungary bao gồm nhà vật lý Leó Szilárd cố gắng cảnh báo Washington rằng phe Đức Quốc xã đang thực hiện các nghiên cứu bom nguyên tử. Tuy vậy cảnh báo của nhóm đã không gây sự chú ý đến giới chính trị lúc bấy giờ. Đến hè năm 1939, vài tháng trước khi nổ ra chiến tranh ở châu Âu, Szilárd đề nghị Einstein ký vào một bức thư gửi đến Tổng thống Franklin D. Roosevelt để tiếp tục cảnh báo nước Mỹ về bom nguyên tử. Lần này bức thư đã thu hút được sự chú ý từ giới chính trị, từ đó thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho phép nghiên cứu về vũ khí hạt nhân. Sau đó, Tổng thống Roosevelt lo sợ về việc Hitler có thể đang sở hữu quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, cùng với lá thư và cuộc gặp gỡ với Einstein, Hoa Kỳ chính thức tham gia vào cuộc chạy đua phát triển bom nguyên tử, đặt tên cho dự án này là Manhattan. Cuối cùng Hoa Kỳ trở thành nước duy nhất sở hữu bom nguyên tử trong thời gian thế chiến thứ hai.
Tuy không phải là người trực tiếp chế tạo ra bom nguyên tử song trước lúc qua đời Einstein đã chia sẻ với người bạn thân của mình rằng ông rất hối hận khi đã ký vào bức thư khuyến cáo Hoa Kỳ nên nghiên cứu bom nguyên tử để từ đó gây nên một thảm họa hạt nhân cho Nhật Bản và những hệ lụy sau đó của ngành hạt nhân lên nhân loại, thực chất khi đó ông chỉ muốn ngăn chặn những kế hoạch tàn ác của phát xít Đức.
Để biết thêm nhiều thông tin về Eistein cũng như bí quyết quản lí những thiên tài như Einstein, các bạn hãy tim đọc cuốn “Sếp của Einstein” nhé. Cuốn sách kể những câu chuyện hấp dẫn về vai trò thầm lặng của Flexner đằng sau những công trình thay đổi thế giới. Quyển sách chia sẻ 10 nguyên tắc giá trị về thuật lãnh đạo cho bất kỳ ai đang quản lý nhóm các thiên tài giống như Einstein. Đó là việc nắm trong tay nhóm nhân tài kiệt xuất nhưng đồng thời biết cách khai thác hiệu quả tiềm năng và sức sáng tạo của họ, để chiếm lĩnh những lợi thế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện toán, công nghệ sinh học và những lĩnh vực đang phát triển với tốc độ nhanh
Cre: History
Để lại bình luận