Bán kính Schwarzschild là bán kính giới hạn của một vật thể mà nếu nhỏ hơn giá trị này nó sẽ trở thành một lỗ đen.
Hay nói một cách khác là tại giá trị bán kính này lực hấp dẫn của vật thể này lớn tới nỗi vận tốc vũ trụ cấp II của vật thể đạt ngưỡng vận tốc ánh sáng trong chân không. Vận tốc vũ trụ cấp 2 hay vận tốc thoát ly, là giá trị vận tốc tối thiểu một vật thể cần có để có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của một vật thể khác. Với Trái Đất giá trị này vào khoảng 11,2 km/s.
Công thức tính bán kính Schwarzschild:
– Rs = 2GM/c^2, trong đó:
– Rs: Bán kính hấp dẫn Schwarzschild, tính bằng km.
– G: Hằng số hấp dẫn 6.6742×10^-11 ( m^3 kg^-1 s-^2).
– M: Khối lượng của vật thể tính bằng kg.
– c: Vận tốc ánh sáng trong chân không 299792.485 km/s.
Bán kính Schwarzschild của Mặt Trời là xấp xỉ 3 km và của Trái Đất là khoảng 9 mm. Đối với một người có cân nặng 70kg, anh ta sẽ trở thành một lỗ đen khi bán kính Schwarzschild là 1.04*10^-25 m, nhỏ hơn khoảng 50 tỷ lần so với một hạt nhân.
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Nguồn tài liệu thêm: Wikipedia.
Việc các nhà thiên văn học tính bán kính Schwartzchild còn rất mơ hồ ! Do loài người chưa thể đến gần để khảo sát hố đen, và việc đo đạc, tính toán ở khoảng cách rất xa còn sai số rất nhiều. Như ta biết hố đen gần T Đ nhất là 1560 năm as ~ 14,76 × 10^15 km hay ~ 14,76 triệu tỷ km , mà ở khoảng cách xa cỡ này phải đo đạc tính toán kích thước hố đen với đường kính chỉ vài km ( nặng gấp 9-10 lần mặt trời) thì sẽ bị sai số rất cao. Ở gần vài ngày as hay trong hệ mặt trời mà việc tính toán, đo đạc đã sai số đến vài % , huống chi ở xa như vậy. Chính vì sự sai số đó dẫn đến hằng số hấp dẫn G cũng chưa chính xác, cần kiểm chứng kỹ hơn nữa !.
Việc các nhà thiên văn học tính bán kính Schwartzchild còn rất mơ hồ ! Do loài người chưa thể đến gần để khảo sát hố đen, và việc đo đạc, tính toán ở khoảng cách rất xa còn sai số rất nhiều. Như ta biết hố đen gần T Đ nhất là 1560 năm as ~ 14,76 × 10^15 km hay ~ 14,76 triệu tỷ km , mà ở khoảng cách xa cỡ này phải đo đạc tính toán kích thước hố đen với đường kính chỉ vài km ( nặng gấp 9-10 lần mặt trời) thì sẽ bị sai số rất cao. Ở gần vài ngày as hay trong hệ mặt trời mà việc tính toán, đo đạc đã sai số đến vài % , huống chi ở xa như vậy. Chính vì sự sai số đó dẫn đến hằng số hấp dẫn G cũng chưa chính xác, cần kiểm chứng kỹ hơn nữa !.