Lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của động vật có xương sống. 99,5% cấu tạo của lưỡi là nước, 0,5% còn lại bao gồm các chất điện phân (electrolyte), các chất nhầy, tế bào bạch cầu, tế bào biểu mô và cuối cùng là các enzymes và chính những enzymes này là yếu tố quyết định giúp chúng ta có thể cảm nhận được mùi vị của thức ăn.
Nhưng trên thực tế, các protein phức tạp mang tên enzymes kia không phải là thứ trực tiếp cảm nhận các vị chua cay ngọt mặn từ thực phẩm cho chúng ta mà công việc này được thực hiện bởi các thụ thể vị giác bên trên lưỡi đảm nhiệm. Nhưng các thụ thể lại không có khả năng tiếp nhận bất kì thông tin mùi vị nào nếu như những “tảng thức ăn” còn nguyên si cả, đây chính là lúc mà các enzymes có tác dụng.
Về cơ bản, chúng thực hiện vai trò phá vỡ cấu trúc của thức ăn, giải phóng các phân tử từ chúng mà các thụ thể vị giác có khả năng hấp thụ. Lúc này, các thụ thể sẽ bắt được thông tin mùi vị của thức ăn và truyền tín hiệu lên não giúp chúng ta có thể biết được thế nào là mùi vị, nhờ đó cuộc sống mới thú vị thêm nhờ việc cảm thụ thực phẩm.
Để xác nhận được điều này, các bạn có thể thử ngay tại nhà bằng cách lau khô thiệt khô lưỡi của mình bằng giấy vệ sinh hoặc giấy ăn, sau đó hãy thử ăn bất kì một món ăn bất kì nào đó. Đảm bảo với bạn rằng, dù có là thức ăn do vua đầu bếp nấu đi chăng nữa thì đều chẳng có bất kì mùi vị gì cả đâu.
Để lại bình luận