Positron là phản hạt của electron với khối lượng và spin bằng khối lượng và spin của electron, nhưng có điện tích trái dấu với electron. Positron là phản hạt đầu tiên được phát hiện trong thế giới các hạt vi mô.
Thật ra trọng tâm của chúng ta là đề cập đến đồng vị phóng xạ của Kali, vì chuối có chứa Kali, cũng như nhiều vật chất khác, nên tiêu đề trên chỉ là một cách nói hoa mỹ. Nhưng nó không sai đâu, chuối thật sự có thể tạo ra phản hạt.
Có 24 đồng vị của kali đã được biết, trong đó có 3 đồng vị có trong tự nhiên: K39 (93,3%), K40 (0,01%) và K41 (6,7%). Như bạn thấy, K40 thật sự rất rất hiếm. K40 là một đồng vị phóng xạ của kali có chu kỳ bán rã rất dài lên đến 1,251 tỉ năm.
K40 có 3 cách phân rã Beta:
– Khoảng 89,28% thời gian, nó phân rã thành canxi-40 (40Ca) phát ra hạt beta (β−, electron) với năng lượng tối đa đạt 1,33 MeV và một antineutrino.
– Khoảng 10,72% thời gian nó phân rã thành argon-40 (40Ar) bằng cácg bắt electron tỏa ra 1.460 MeV tia gamma và một neutrino.
– Rất hiếm (0,001%) nó phân rã thành 40Ar bằng cách phát ra positron (β+) và neutrino.
– Vì vậy, chuối có thể tạo ra positron, nhưng với một số lượng rất rất ít. Một số tính toán cho thấy một quả chuối phát ra 1 positron cứ sau khoảng 75 phút. Về mặt lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể chế tạo một máy thu thập phản vật chất, nhưng sẽ phải cần rất nhiều chuối. Kali cũng tồn tại trong cơ thể con người, nói cách khác, chính chúng ta cũng đang tạo ra các hạt phản vật chất.
Nguồn: Bài viết được thực hiện và tổng hợp bởi Science Realm.
Nguồn tài liệu tham khảo: Wikipedia.
Để lại bình luận