Nghiên cứu về gene của loài mực khổng lồ Architeuthis dux giúp ta truy lại nguồn gốc của nhiều sinh vật sống.
Loài mực khổng lồ Architeuthis dux được miêu tả là một sinh vật quái dị có thể đạt kích cỡ của một chiếc xe buýt trường học, với đôi mắt to như một cái dĩa và xúc tua của chúng có thể bắt được con mồi cách xa đến tận 10 mét. Nhưng cho đến nay, mọi hiểu biết của chúng ta về sinh vật này vẫn còn rất hạn chế, chúng rất hiếm khi thấy được xuất hiện và con người vẫn chưa từng bắt giữ được bất kì cá thể nào cả.
Nhưng mới đây thôi, những manh mối quan trọng về giải phẫu và sự tiến hóa của loài vật nay đã được tiết lộ thông qua công bố bộ gen đầy đủ của chúng bởi một nhóm nghiên cứu do Đại học Copenhagen dẫn đầu. “Về gen của Architeuthis dux, chúng tôi thấy rất giống các loài động vật khác. Điều này nghĩa là có thể một số thông tin được sẽ có thể giúp chúng ta truy về lại nguồn gốc của nhiều loài sinh vật trong đó có con người”, Caroline Albertin, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bộ gen mực khổng lồ có kích thước rất lớn
Khoảng 2,7 tỷ cặp DNA cơ sở, và ước chừng bằng khoảng 90% bộ gen của con người. Cô cũng đã thấy rằng các gen phát triển quan trọng ở hầu hết các loài động vật (Hox và Wnt) chỉ có trong trong bộ gen mực khổng lồ. Điều đó có nghĩa là sinh vật không xương sống khổng lồ này, vốn đã từng không to lớn như hiện nay. Có lẽ trong quá trình phát triển đã có một sự tác động nào đó khiến cho chúng tăng trưởng kích thước đến mức không tưởng như hiện nay. Vì vậy, để tìm ra câu trả lời xác đáng, chúng ta cần phải tiếp tục tìm hiểu thêm về bộ gen của sinh vật kì bí này.
“Bộ gen là bước đầu tiên để trả lời rất nhiều câu hỏi về sinh học của những loài động vật kỳ lạ này”, Albertin nói, chẳng hạn như cách chúng có được bộ não lớn nhất trong số các động vật không xương sống, hay hành vi tinh vi và nhanh nhẹn cùng những kỹ năng đáng kinh ngạc của chúng cũng đều có thể được tìm hiểu qua việc quan sát các thông tin đến từ bộ gen.
“Trong khi động vật chân đầu (Cephalopoda) có nhiều đặc điểm phức tạp, chúng được cho là đã tiến hóa độc lập với động vật có xương sống. Bằng cách so sánh bộ gen của chúng, ta có thể hỏi, ‘Động vật không xương sống và động vật có xương sống phát triển theo cùng một cách hay chúng được xây dựng khác nhau?'” Albertin nói.
Albertin cũng xác định được hơn 100 gen trong họ protocadherin – có vai trò quan trọng trong việc kết nối bộ não phức tạp một cách chính xác trong bộ gen mực khổng lồ vốn không được tìm thấy trong các loài động vật không xương sống khác. Chính vì vậy, đây là một sự ngạc nhiên vô cùng lớn đối với đội ngũ nghiên cứu khi xác thực được phát hiện này.
Cuối cùng, cô đã phân tích một họ gen mà cho đến nay vẫn là duy nhất tồn tại ở động vật chân đầu, được gọi là Reflins để tìm thêm được sự tương đồng giữa loài mực khổng lồ này với họ hàng xa của chúng mà chúng ta vẫn… thịt hàng ngày. (Reflectin mã hóa là một loại protein có liên quan đến việc tạo ra ánh kim giúp chúng có khả năng ngụy trang trong tự nhiên.)
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Các tài liệu tham khảo thêm của bài viết: ScienceAlert và Wikipedia.
Để lại bình luận