Không biết ai ở đây đã bị bóng đè chưa, nghe ma quái vậy thôi chứ hiện tượng này thật ra liên quan đến chất lượng giấc ngủ của bạn, nếu mà thường xuyên có cảm giác “ai đè lên người” khi ngủ thì bạn có thể xem nguyên nhân bên dưới và khắc phục bằng cách nâng cao sức khỏe và giấc ngủ của mình nhé.
Bóng đè hay nôm na hiểu là tê liệt khi ngủ
Đây là tình trạng một người có ý thức nhưng không thể cử động hoặc nói. Bạn có thể trải qua cảm giác như có ai đó hoặc vật gì đó rất nặng đang ngồi trên người mình, thường đi kèm với ảo giác khiến tình huống đáng sợ vl.
Hồi nhỏ mình còn nghĩ lúc này có ma đứng kế bên nữa =)))
Mất kiểm soát cơ thể
Dù bạn cố gắng đến đâu thì khi bị bóng đè thì cũng không thể làm gì để đánh thức cơ thể mình. Một số người có thể cử động ngón tay hoặc ngón chân để tỉnh dậy nhưng đa số mọi người sẽ có một trải nghiệm gọi là đứng “ngoài cơ thể”. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Một triệu chứng đáng sợ khác là ảo giác như bóng đen và nghe thấy những tiếng động ma quái hoặc ác mộng, tuy nhiên những thứ diễn ra sẽ rất khác với giấc mơ bình thường. Trên thực tế, những “ảo giác” này xuất hiện khi tâm trí bạn tỉnh táo nên tình hình sẽ hơi creepy một chút.
Nguyên nhân là gì?
Khi chúng ta ngủ, cơ thể chúng ta đi vào và thoát ra khỏi giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Bộ não sẽ gửi lệnh đến các cơ để thư giãn và chúng ta đi vào trạng thái ngủ rũ. Tình trạng tê liệt khi ngủ xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi đó. Nôm na hiểu là lúc mà đầu óc thì tỉnh táo, nhưng các cơ của cơ thể lại tiến vào trạng thái ngủ rồi.
Các yếu tố có thể dẫn đến bóng đè khi ngủ
Tình trạng tê liệt khi ngủ xảy ra rất tự nhiên với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe. Nhưng các nhà khoa học đã xác định một số trường hợp có liên quan đến việc tăng nguy cơ tê liệt khi ngủ. Trong số đó có:
+ Ngủ không ngon giấc. Điều này bao gồm các tư thế ngủ không đúng và các rối loạn giấc ngủ khác nhau, như mất ngủ, chứng ngủ rũ và thiếu ngủ. Tình trạng tê liệt khi ngủ thường gặp ở những người làm việc theo ca.
+ Ngủ ở tư thế nằm ngửa. Điều đáng ngạc nhiên là nằm ngửa khi ngủ được xem là một yếu tố nổi bật gây ra chứng tê liệt khi ngủ. Tư thế ngủ này khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn do tăng áp lực lên phổi và đường thở.
+ Di truyền học. Đúng rồi đó, bóng đè cũng có yếu tố gia đình và di truyền.
Các vấn đề tâm lý. Mối liên hệ giữa chứng tê liệt khi ngủ và sức khỏe tâm thần vẫn chưa có bất cứ chứng minh nào, nhưng các thống kê cho thấy những người bị chấn thương tâm lý có xu hướng bị tê liệt khi ngủ nhiều hơn.
Làm thế nào để đối phó với nó
Không nạp caffein hoặc các chất kích thích trước khi ngủ.
Tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ.
Không để đồ điện tử gần nơi ngủ.
Nhưng điều quan trọng nhất là lúc bị bóng đè thì hãy bình tĩnh và để tình huống tự kết thúc vì nó chỉ kéo dài vài phút. Bình tĩnh và không hoảng sợ là chìa khóa để nhanh chóng đối phó với bóng đè!
Cre: Bright Side
Dịch: Nguyễn Thảo Thiên Thanh
Để lại bình luận