Quả bóng sẽ “bay” thay vì rơi thẳng xuống khi chúng khiến nó xoay trước khi thả rơi tự do nhờ vào hiệu ứng Magnus.
Để nhìn rõ hiện tượng này, các bạn có thể truy cập vào đường link sau đây:
Nói chính xác hơn thì quả bóng sẽ có chuyển động parabol chứ không phải là “bay” thật đâu các bạn nhé.
Hiệu ứng Magnus được đặt theo tên nhà Khoa học người Đức có tên Heinrich Gustav Magnus, là hiện tượng tác động lên những vật thể đang quay chuyển động bên trong chất lỏng hoặc chất khí, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện tượng này xảy ra trên những vật có hình dạng cầu hoặc trụ đang xoay trong đời sống. Hiểu biết về hiệu ứng này thường được áp dụng bởi các cầu thủ bóng đá, người ném bóng chày hay tennis…. Do đó, hiện tượng này rất quan trọng trong nghiên cứu vật lý của các môn thể thao liên quan đến bóng. Nó cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu về tác động của sự quay tròn đối với tên lửa dẫn đường hoặc một số ứng dụng kỹ thuật, ví dụ như trong thiết kế tàu rotor (Rotor ship) hay máy bay Flettner .
Về cơ bản, khi các vật thể này di chuyển bên trong môi trường được bao quanh bởi khí hoặc chất lỏng, ta có thể chia thành 2 dòng chất cơ bản đi qua cấu tạo bo tròn của vật thể này. Nếu như vật thể không quay thì hai dòng chất sẽ cân bằng và không có hiệu ứng gì đặc biệt cả. Nhưng nếu như nó quay theo một chiều, dòng chất thuận chiều quay của nó cũng sẽ bị kéo theo chiều quay này và có xu hướng quay ngược trở lại và ảnh hưởng đến dòng khí còn lại. Chính điều này đã gây ra sự chênh lệnh áp suất giữa hai bên quả bóng đang quay khiến nó chuyển động theo đường parabol. Tốc độ quay càng lớn thì ảnh hưởng của hiệu ứng này càng mạnh.
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Để lại bình luận