Helene Stapinski – một bệnh nhân đã đến gặp bác sĩ để tìm kiếm sự trợ giúp khi cô đột nhiên gặp phải tình trạng ảo giác khi thấy nội thất trong nhà dường như thu bé lại, có thể nhét vừa một căn nhà búp bê. Sau khi được thăm khám kỹ càng, cô được kết luận đã mắc hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên. Vậy căn bệnh có cái tên mỹ miều này thực chất là gì?
Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên (Alice in Wonderland Syndrome – AIWS) lần đầu được đưa ra bởi bác sĩ tâm thần John Todd, người Anh (do đó còn có tên gọi khác là hội chứng Todd). Sở dĩ hội chứng này được đặt tên như vậy là do người mắc bệnh sẽ cảm nhận về không gian và thời gian bị bóp méo, tạo ra những hình ảnh giống hệt như nhân vật Alice nhìn thấy trong không gian thần tiên của cuốn tiểu thuyết.
AIWS là một hội chứng kỳ lạ liên quan đến thần kinh nhưng không phải quá hiếm gặp. Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như macropsia (thấy các vật thể to ra), micropsia (thấy các vật thể nhỏ đi), pelopsia (thấy vật thể tiến gần lại), teleopsia (thấy các vật thể tiến ra xa).
Điều gì gây ra chứng bệnh kỳ lạ này?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên không phải là dị tật về mắt hay ảo giác, mà là sự trục trặc ở não bộ – nhiều khả năng là ở thùy thái dương, nơi xử lý cảm nhận về không gian.
Một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh đã được đưa ra như nhiễm trùng, do stress căng thẳng, do một số thành phần có trong thuốc ho, hoặc do chấn động ở đầu. Bản thân bệnh nhân Helene Stapinski nêu trên cũng mắc phải hội chứng này sau khi không may… đập đầu vào tường.
Sheena Aurora, nhà thần kinh học và chuyên gia về đau tiền đình Đại học Stanford (Mỹ), cho rằng AIWS có thể là một phần của chứng đau tiền đình có triệu chứng aura (triệu chứng thần kinh xảy ra trước khi đau đầu). Đây là hiện tượng hiếm gặp bởi vì các aura chỉ xảy đến cho khoảng 20% số bệnh nhân bị đau tiền đình.
Theo Aurora, AIWS sinh ra do sự quá nhạy cảm của não bộ. Hiện tượng quá nhạy cảm bắt đầu xuất hiện tại vùng thùy chẩm (vùng thị giác nằm ở phía sau não bộ). Tuy nhiên, nó có thể lan đến thùy đỉnh nằm ngay phía trước thùy chẩm. Vùng thùy đỉnh có chức năng phân biệt các kích thước và hình dạng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho biết AIWS còn lây từ ba mẹ sang con, điều này lí giải một số bệnh nhân xuất hiện bệnh từ rất bé. Tuy nhiên, hội chứng này thường biến mất khi người bệnh lớn lên.
Bệnh ung thư cũng có thể là một trong những tác nhân khác gây ra AIWS.
Theo đó, đầu năm 2019, nhóm nghiên cứu từ Đại học Sapienza of Rome (Italia) công bố trường hợp đầu tiên ghi nhận hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên có nguyên nhân từ ung thư não. Một người đàn ông 54 tuổi ở Ý đã nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ trong lúc làm việc. Cụ thể, ông này thấy những biểu tượng trên máy tính để bàn của mình đang dần nhảy ra khỏi màn hình, lơ lửng trong không gian giữa ông và máy tính. Trong suốt 10 phút, những biểu tượng này chuyển động trong tầm nhìn của ông rồi di chuyển về phía bên phải và biến mất.
Người đàn ông này được kết luận mắc AIWS và tác nhân gây ra là khối u nguyên bào thần kinh đệm, một dạng ung thư não tích cực. Trước khi nhìn thấy hình ảnh kỳ lạ, bệnh nhân này còn gặp phải cơn đau đầu dữ dội, buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Kết quả kiểm tra khối u cho thấy nó gây chèn ép thần kinh khu vực mắt, làm ảnh hưởng thị lực.
Mốc lưu ý là chứng bệnh này không phải là do sử dụng ma túy rồi vào trạng thái “High” rồi tạo ra ảo giác nha, nên mọi người không nên đánh đồng với nhau.
Nguồn: Bài viết được thực hiện và tổng hợp và dịch thuật bởi Science Realm.
Để lại bình luận