Hội chứng kẻ mạo danh là một khía cạnh của SỰ TỰ TI và mặc những người có hội chứng này đã NỖ LỰC để cố gắng đạt được mục đích của mình nhưng mắc kẹt tại một thời điểm và không thừa nhận bản thân.
Sự thành công trong công việc của bạn có làm bạn sợ không? Bạn có bao giờ muốn giơ tay lên và nói rằng, “Tôi cảm thấy như một kẻ gian lận?” Nếu bạn trả lời có cho cả hai câu hỏi này, bạn có thể đang bị hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome). Hội chứng kẻ mạo danh là một trở ngại ảnh hưởng đến rất nhiều người thành công và sáng tạo – vì họ nghi ngờ khả năng của bản thân họ.
Nhưng hội chứng kẻ mạo danh không chỉ là vấn đề cá nhân. Nếu không giải quyết chúng thì sẽ gặp nhiều thiệt hại cho bản thân. Nó có thể khiến cho ai đó không thể hiện được hết khả năng của họ. Hội chứng kẻ mạo danh có thể cướp đi công việc của nhiều tài năng cần thiết, vì nó có thể khiến cho một người nào đó tránh xa khỏi việc ứng tuyển cho một vị trí đầy thách thức mà họ thực sự có đủ điều kiện và khả năng đảm nhận. Hội chứng kẻ mạo danh cũng có thể lấy đi sự tự tin của một người mà họ cần có để cảm thấy tốt về bản thân họ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về hội chứng kẻ mạo danh. Tôi sẽ định nghĩa hội chứng kẻ mạo danh và giải thích cách nó ảnh hưởng như thế nào đến những người đang mắc phải hội chúng này. Và chỉ để chứng minh rằng bạn không phải là người duy nhất đôi khi cảm thấy như một kẻ gian lận
Hội chứng kẻ mạo danh là gì?
Hội chứng kẻ mạo danh là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những cảm giác không thích hợp mà những người thành công thường có. Thuật ngữ này được tạo ra vào năm 1978 bởi hai nhà tâm lý học lâm sàng, Tiến sĩ Pauline Clance và Tiến sĩ Suzanne Imes, như một cách để mô tả sự quan sát của họ mà nhiều phụ nữ thành công mà họ nghiên cứu cảm thấy không xứng đáng với thành công của họ.
Mặc dù nó thường được gọi là “hội chứng”, nhưng hội chứng kẻ mạo danh thực sự không phải là một tình trạng bệnh lý. Nó thậm chí không phải là sự rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, hội chứng kẻ mạo danh là rất thực tế và nếu bạn mắc phải hội chúng này, những ảnh hưởng của nó có thể khiến bạn không sử dụng được hết đầy đủ tiềm năng của mình và làm cho bạn không thể hưởng thụ những thành công mà bạn có. Hội chứng kẻ mạo danh đôi khi còn được gọi là hiện tượng kẻ mạo danh.
Hội chứng kẻ mạo danh sẽ cảm thấy như thế nào?
Hãy tưởng tượng rằng bạn vừa có một sự thăng tiến lớn trong công việc. Bạn đã làm việc chăm chỉ để có được vị trí đó, nhưng thay vì cảm thấy hài lòng với thành tích của bạn, bạn đang đầy sợ hãi. Mặc dù tất cả các đồng nghiệp của bạn đồng ý rằng bạn có đủ khả năng để thực hiện công việc đó, nhưng bạn sợ rằng bạn sẽ xấu hổ khi mọi người phát hiện ra rằng bạn thực sự không xứng đáng. Tệ hơn nữa, bạn sợ bạn sẽ mắc một sai lầm ngớ ngẩn và mọi người sẽ nhận ra bạn là một kẻ mạo danh. Đó là những gì mà hội chứng kẻ mạo danh thể hiện.
Hội chứng kẻ mạo danh có thể giữ bạn lại, nhưng chỉ khi bạn cho phép nó làm điều đó. Tin tốt đó là: bạn không phải để nó giữ bạn lại. Bây giờ bạn đã đọc bài báo này, bạn nên biết rằng bạn không phải là người duy nhất phải giải quyết vấn đề nghi ngờ bản thân.
P/s: Bản thân Mốc đã cảm thấy nghi ngờ bản thân rất nhiều, nhưng Mốc biết ngồi suy nghĩ càng nhiều thì nghi ngờ càng nhiều. Những lúc như vậy thì Mốc sẽ tìm mọi cách để lắng nghe bản thân nhiều hơn như viết ra cảm xúc, tìm hiểu lý do, ngừng so sánh…… Một cách khác Mốc cảm thấy khá hay đó là THIỀN, mặc dù mốc chưa làm được (+_=).
Tặng các bạn đang trải qua cảm giác bế tắc 1 câu nói của Cyan Ta’eed, đồng sáng lập Envato doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Úc :
“Nếu có một thứ nào đó mà bạn sẽ thực hiện thì bạn không nên chờ đợi hoặc nói ‘không’ với nó bởi vì nó sẽ khiến bạn căng thẳng . Tôi chỉ quyết định rằng tôi sẽ không lo lắng người khác nghĩ gì. Như vậy, tôi thoát ra khỏi các suy nghĩ trong đầu và tôi đã ngừng lo lắng về thất bại. ”
Nguồn: Bài viết được thực hiện và tổng hợp và dịch thuật bởi Science Realm.
Để lại bình luận