Mặc dù Mặt Trăng không có bầu khí quyển dồi dào tạo nên sự sống như Trái Đất, nhưng người bạn đồng hành qua bao năm tháng này của chúng ta lại là một mỏ Oxy đầy tiềm năng trộn lẫn với bụi trên bề mặt của nó dưới dạng các ôxit hoàn toàn có thể khai thác được.
Vào năm ngoái, các nhà khoa học đã xuất bản một bài báo về cách chiết xuất Oxy từ các chất mô phỏng bụi Mặt trăng (regolith). Nếu dự án hoạt động ổn định, nó có thể cung cấp cho con người những tài nguyên quan trọng để có thể hỗ trợ các sứ mệnh Mặt trăng trong tương lai hoặc thậm chí biến nó trở thành ngôi nhà thứ hai của loài người trong tương lai.
Cơ sở nghiên cứu được thành lập tại European Space Research and Technology Centre của Hà Lan và sẽ sử dụng những kỹ thuật được phát triển bởi Beth Lomax từ Đại học Glasgow, Scotland và các đồng nghiệp của cô.
Chúng ta biết, dựa trên các mẫu regolith được mang từ Mặt Trăng về – đá và bụi bẩn trên bề mặt Mặt Trăng – rằng oxy thực sự rất dồi dào trong những vật liệu phủ đầy trên đó này, Oxy chiếm đến 40-45 % khối lượng của chúng khiến đây có thể là mỏ Oxy dồi dào để con người có thể thai khác.
Sử dụng một bản sao chính xác của Regolith được tạo ra trên Trái Đất gọi là Simolant Regolith , nhóm đã thực hiện vô vàn những nghiên cứu trong quá trình phát triển nhưng kết quả đạt được lại không như ý muốn với năng suất chiết xuất Oxy vô cùng kém và quy trình lại cực kỳ phức tạp. Chính vì vậy vào năm ngoái, nhóm của Lomax đã thay đổi sang kỹ thuật mới gọi là điện phân muối nóng chảy và được thực hiện như sau:
Đầu tiên, Regolith được đặt trong một cái rổ cùng với Canxi clorua (chất điện phân). Sau đó hỗn hợp được làm nóng đến khoảng 950 độ C (nhiệt độ không làm tan chảy vật liệu). Sau đó, một dòng điện được kích vào giúp chiết xuất Oxy và di chuyển các muối thành phẩm đến cực dương của máy nơi chúng có thể bị loại bỏ dễ dàng.
Kết quả đó chính là chúng ta có thể trích xuất tới 96 % Oxy từ Regolith cùng với đó là hỗn hợp các hợp kim, kim loại là thành phẩm kèm theo có giá trị lớn trong quá trình trên.
“Hiện tại, ESA và NASA đang quay trở lại Mặt trăng với các nhiệm vụ phi hành đoàn, lần này với mục đích hướng tới việc ở lại” , Tommaso Ghidini , Trưởng phòng Cấu trúc, Cơ chế và Vật liệu tại ESA cho biết.
“Theo đó, chúng tôi đang chuyển hướng tiếp cận kỹ thuật sang sử dụng có hệ thống các nguồn tài nguyên mặt trăng tại chỗ. Hiện tại mục tiêu mà tổ chức hướng tới đó chính là sự hiện diện thường trực của con người trên Mặt trăng và có thể một ngày nào đó là Hỏa tinh.” Chính vì vậy, nghiên cứu trên có tiềm năng rất lớn trong việc thực hiện hóa ước mơ trinh phục hệ Mặt Trời của loài người.
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Các nguồn tham khảo thêm: ScienceAlert và Wikipedia.
Để lại bình luận