Tin buồn cho những bạn yêu màu hồng và ghét sự giả dối, trong Vật Lý không hề tồn tại bất kì một khái niệm nào về “ánh sáng hồng” cả. Nói đơn giản là… màu hồng thực sự không hề tồn tại trong khái niệm Vật Lý.
?♀️ Như chúng ta đã biết, màu sắc của ánh sáng khi được khúc xạ sẽ tương ứng với các bước sóng khác nhau. Kết hợp lại chúng được gọi là dãy quang phổ khả kiến (nhìn thấy được) và có 7 sắc màu chính theo mức độ năng lượng từ thấp đến cao bao gồm: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Đáng tiếc thay, trong dải ánh sáng muôn vàn sắc màu này lại không hề có màu hồng.
Trong dãy quang phổ nhìn thấy được mà chúng ta tưởng rằng có ti tỉ màu sắc kia lại không hề có một vị trí cho màu hồng tồn tại.
? Đúng như vậy, trong định nghĩa của Vật Lý, không hề có tồn tại bất kì khái niệm “ánh sáng hồng” nào cả. Vậy thì màu hồng mà chúng ta vẫn thường hay thấy là ở đâu mà ra?
? Thực chất nếu dãy cầu vồng là một vòng khép kín, màu hồng chắc chắn sẽ xuất hiện bởi vì nó chính là tông màu nằm giữa màu đỏ (đầu dãy) và màu xanh tím (cuối dãy).
? Theo MinutePhysics, các sóng tồn tại trong vũ trụ mà chúng ta không thể thấy được như sóng radio, sóng hồng ngoại, tia cực tím, tia gamma,… vô vàn những bước sóng nằm ngoài khả năng “nhìn” của con người chính là những “ánh sáng hồng”.
? Nhưng trong thực tế, ta không thể cuộn tròn cầu vòng lại và kết nối hai đầu của phổ điện lại với nhau bởi vì điều đó có nghĩa là phổ sóng kéo dài từ bước sóng 0 mét đến vô tận (điều mà chúng ta không thể xác định được). Nhưng chính do cách mà tâm trí của chúng ta hoạt động, dường như có một khoảng trống trong cầu vòng, mà bộ não sẽ tự lấp đầy màu hồng khi nhìn thấy sự kết hợp của màu xanh tím và đỏ.
? Ở một mức độ nhất định nào đó, tất cả các màu sắc trong cầu vồng là “cảm giác nảy sinh trong não” tức chúng là tưởng tượng chứ không phải “một đặc tính của ánh sáng hoặc của các vật thể phản chiếu ánh sáng”, theo Science American.
? Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
? Các tài liệu tham khảo thêm của bài viết: MinutePhysics, Science American và Wikipedia.
Để lại bình luận