Ai cũng biết được rằng các máy gia tốc hạt với kích thước khổng lồ hiện đang là một trong những công cụ tuyệt vời và mạnh mẽ nhất trong giới Khoa học, vậy nếu như bằng một cách nào đó chúng có thể được xây dựng với quy mô chỉ vỏn vẹn như một con chip Silicon thì sao?
Dành cho những bạn nào chưa biết, máy gia tốc hạt lớn – Large Hadron Collider (LHC) được xem như là những cố máy hiện đại bậc nhất thế giới, nơi các thí nghiệm Khoa học cấp cao được thực hiện. Để hiểu rõ về thành tựu vĩ đại này của loài người, mình sẽ để link một bài viết của Science Realm đã thực hiện về chủ đề này dưới đây:
Các cỗ máy gia tốc hạt thường có quy mô cực kỳ to lớn
Ví dụ như Large Hadron Collider CERN được chứa trong đường hầm có hình dạng tròn với đường kính lên đến 27 km và nằm giữa lãnh thổ của Pháp và Thụy Sĩ. Chính vì vậy, thật thú vị khi nghe tin các nhà Khoa học đang cố gắng xây dựng một cổ máy gia tốc hạt trên những con chip Silicon với kích thước vô cùng nhỏ bé. Đương nhiên rằng nó không thể mạnh mẽ được như phiên bản lớn hơn của mình nhưng theo dự đoán, những con chip này vẫn sẽ rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu không có cơ hội được tiếp cận những cổ máy khổng lồ kia.
Với ý tưởng đó, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Stanford đã lên ý tưởng và thực hiện hóa những mô hình nguyên mẫu đầu tiên. Cụ thể thì họ đã dùng công nghệ của mình để khắc các kênh rạch kích cỡ nano trên Silicon và bịt kín chúng trong chân không, sau đó đẩy các electron qua nó bằng các xung ánh sáng hồng ngoại (silicon xuất hiện trong suốt với các chùm tia hồng ngoại).
Nếu thành công, đây sẽ là tin vô cùng tốt cho giới Khoa học trên toàn thế giới, giúp việc tiếp cận công nghệ hiện đại rẻ và dễ dàng hơn cho các nhà nghiên cứu trong các lãnh vực như Hóa học, Sinh học, Khoa học vật liệu,… vốn vẫn luôn thiếu đi các công cụ mạnh mẽ để thực hiện hóa giấc mơ khoa học của mình.
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Các nguồn tham khảo thêm: ScienceAlert, Science Magasin và Wikipedia.
Để lại bình luận