Nghịch lý Đấng toàn năng (Omnipotence Paradox) vô cùng nổi tiếng được tranh cãi từ thời Trung Cổ tới nay này có nội dung như sau:
Nếu có một Đấng toàn nănuy
Vấn đề đặt ra khá đơn giản đúng không nào nhưng ở đây lại xảy ra một sự mâu thuẫn, đó là:
1. Nếu ông ta là đấng toàn năng thì ông ta sẽ dễ dàng tạo ra một tảng đá như thế (một hòn đã không ai, kể cả chính ông ta có thể nhấc lên).
2. Nhưng cũng chính nhờ sự toàn năng ấy mà chắc chắn ông ta cũng nhấc được hòn đá ấy (nếu không thì không còn là đấng… toàn năng nữa) đúng không nào?
Như vậy Đấng toàn năng là người có thể làm mọi điều kể cả ngăn chặn chính quyền năng của mình nhưng khi ông ta ngăn chặn quyền năng của chính mình thì ông ta đã bị hạn chế và không còn toàn năng nữa!
Còn nếu ông ta cũng không ngăn chặn được chính quyền năng của mình thì ông ta cũng không phải là người quyền năng.
Như vậy, khi ông ta làm một điều gì đó thì ông ta có ngăn chặn được việc đó hay không thì cũng đều mâu thuẫn, đây chính là nghịch lý khiến không ít các nhà Tcffoán học và Triết học bận tậm.
Vậy như thế nào gọi là toàn năng?
Sau cùng thì toàn năng cũng chỉ là một định nghĩa được đặt ra bởi trí óc hữu hạn của con người và tự nó mâu thuẫn với chính nó. Trong trường hợp Đấng toàn năng ở trên, ông ta chẳng hề toàn năng vì bản thân quyền năng của ông ta trong giả thiết này lại được đặt ra theo tiêu chuẩn con người, một thứ toàn năng bị giới hạn bởi chính nó . Một Đấng toàn năng mà phải bị tuân theo logic của con người? Có lẽ chúng ta sai lầm ngay tại đây.
Bởi lẽ trí óc con người là có hạn
Trong sự hiện hữu tồn tại vô số các thứ nằm ngoài khả năng nhận thức và suy luận của con người. Lấy giả sử như, chúng ta không bao giờ có thể tưởng tưởng được vô hạn. Bất kỳ con số nào bạn nghĩ ra, dù lớn đến đâu, thì luôn có vô số con số khác lớn hơn. Đây là một miền giới hạn mà bản thân trí tuệ chúng ta không bao giờ bức phá được, bởi lẽ chính bộ não và suy nghĩ của nó cũng là dạng vật chất và năng lượng bị chi phối trong vũ trụ này. Về mặt triết học, và cũng là trên thực tế, sự hiện hữu, hay bản thân toàn thể vũ trụ này là tương đối, bởi lẽ bất kỳ một điều gì đúng cũng sẽ không đúng hoàn toàn, luôn có một hoặc vô số mệnh đề phản lại nó.
Giả sử khi bạn nói: “Mọi thứ đều là tương đối”, thì bản thân câu này chẳng phải đang khẳng định tất cả mọi thứ, kể cả nó, đều là tương đối hay sao? Nếu câu này là tương đối thì ắt hẳn phải tồn tại điều gì đó tuyệt đối, nhưng lại nữa, một điều gì đó tuyệt đối thì nằm ngoài trí tưởng tượng của con người, và vấn đề lại xoay vòng. Chính vì vậy, bất kỳ điều gì tồn tại trong vũ trụ này, cho dù là vật chất, năng lượng, suy nghĩ… thì đều bị những nghịch lý này bủa vây.
Quay trở lại vấn đề chính, có thể ( không biết chắc) thật sự tồn tại một Đấng toàn năng, một điều gì đó là tuyệt đối. Nhưng tất nhiên, nó nằm ngoài khả năng nhận thức của bộ não, vượt xa sự suy đoán bình thường của con người và vượt lên trên mọi rào cản vô hạn.
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Tài liệu tham khảo thêm: soha.vn – Nghịch lý tảng đá khiến “chúa toàn năng” cũng phải… bó tay!
Để lại bình luận