1. Hiện tượng phóng xạ và ảnh hưởng của nó:
Là hiện tượng xảy ra ở hạt nhân của các nguyên tử không bền ( các đồng vị phóng xạ ), chúng bị dư thừa năng lượng nên có xu hướng giải phóng phần năng lượng đó ra bên ngoài để có được trạng thái bền vững hơn ( đồng vị bền ). Phần năng lượng được giải phóng đó chính là các chùm hạt di chuyển với tốc độ lớn bằng tốc độ ánh sáng có tên là bức xạ hạt nhân với khả năng ion hóa các nguyên tử khác bằng cách tách các electron ra khỏi nguyên tử.
Nếu cường độ phóng xạ đủ lớn, các chùm hạt này vô cùng nguy hiểm, ta có thể xem chúng như là từng viên đạn ở mức độ nguyên tử gây thiệt hại cho cơ thể ở cấp độ vi mô, sau đó phóng xạ sẽ bắt đầu ion hóa các phân tử trong cơ thể và tách chúng ra thành các gốc tự do có hoạt tính mạnh ( là chất oxy hóa như superoxide, ozon, hydrogen peroxid ). Các gốc tự do này sẽ tham gia trực tiếp vào hoạt động sống của cơ thể, tạo liên kết với các phân tử như ADN, chất đạm, chất béo… gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất của các tế bào và theo thời gian các tế bào sẽ chết đi từ từ. Các ADN sẽ bị chết hoặc hư hại với số lượng lớn khiến cho khả năng tự sữa chữa ADN của cơ thể gần như là bất lực, thậm chí lúc này quá trình hồi phục tự nhiên xảy ra lỗi dẫn đến hình thành các tế bào ung thư. Tùy vào từng cấp độ khác nhau, cơ thể con người cũng sẽ bị ảnh hưởng khác nhau tùy vào mức độ tác hại cũng như thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.
Có rất nhiều đơn vị đo lường cường độ phản xạ để phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau. Ở đây tôi muốn sử dụng Sievert ( Sv ) là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại. Dù ta có chạy đi bất kì đâu trên thế giới cũng không thể tránh được phóng xạ vì cơ bản tất cả mọi thứ đều là chủ thể phóng xạ ngay cả chính bản thân chúng ta, mức độ phóng xạ chung ổn định trên trái đất ( bức xạ nền ) dao động trong khoảng 0,15 đến 0,2 mSv/h ( micro Sieverts per hour ) và nếu bạn phơi nhiễm phóng xạ với nồng độ 2 Sv (2000 mSv ) trở lên cùng một lần bạn sẽ mất mạng sau đó ít lâu thôi.
2. Sự nguy hiểm của quả chuối:
Phải, tất cả mọi thử trên thế giới này đều là chủ thể phát xạ, nhưng tùy thuộc vào thành phần cấu tạo của thứ đó. Như ta đã biết thì phóng xạ xảy ra ở các đồng vị nguyên tử không bền, mỗi nguyên tố hóa học đều có khả năng phóng xạ khác nhau mà nguyên tố có khả năng phát xạ mạnh nhất mà con người biết được đó chính là Uranium ( U ), tiếp sau đó là Polonium ( Po ).
Và chuối là trái cây có chứa rất nhiều Kali ( K ) cùng với đó là các đồng vị không bền ( K40 ) của nó. Thật ra chuối không hề nguy hiểm gì đối với con người chúng ta cả bởi vì nồng độ phóng xạ của chuối chỉ là 0,1 mSv/h thậm chí còn thấp hơn bức xạ nền của Trái Đất, chúng chỉ cao hơn các loại trái cây khác một chút thôi nên các bạn có thể yên tâm mà thưởng thức những trái chuối đó mà không cần phải lo nghĩ gì cả. Ngoại trừ việc bạn muốn ăn 20 ngàn quả chuối một lần mà tôi tin là có thể giết chết bạn 100% bằng sự phóng xạ nhé.
Chuối có thể vô hại, nhưng có một thứ thường nhật khác sẽ khiến bạn phơi nhiễm phóng xạ vô cùng lớn mà chúng ta thường không hề để ý đó chính là hút thuốc lá. Trong thành phần thuốc lá có Polonium 210, nguyên tố tôi có đề cập ở trên, một đồng vị phóng xạ mạnh và đó cũng chính là nguyên nhân gây ung thư phổi chính của thuốc lá. Để các bạn có thể dễ dàng hình dung thì một người sống lành mạnh trung bình một năm sẽ phơi nhiễm khoảng 1500 mSv còn phổi của người hút thuốc trung bình sẽ phơi nhiễm thêm 160,000 mSv mỗi năm còn chưa kể đến các chất độc hại có trong thuốc lá. Vì vậy thuốc lá mới là tử thần còn chuối chỉ là một thứ trái cây ngon bổ rẻ cho toàn thế giới thôi.
P/s: Gọi chung đây là bài viết khoa học phổ thông có mục đích phòng chống thuốc lá để thế giới ngày một tươi đẹp hơn!!!
Nguồn: Thông tin được tổng hợp bởi Science Realm từ Wikipedia và Veritasium.
Để lại bình luận