Đầu tháng 5 này, thiên nhiên ban tặng cho chúng ta mưa sao băng Eta Aquarids. Mưa sao băng này có nguồn gốc từ sao chổi Halley. Vào lúc cực điểm, bạn có thể quan sát được khoảng 40 vệt sao băng một giờ trong điều kiện thời tiết và ánh sáng cho phép. Tuy nhiên, vì chúng ta ở Bắc Bán cầu và cực điểm rớt vào thời điểm lân cận pha Trăng tròn nên con số ấy giảm đi rất nhiều. Thực tế, tại nước ta, bạn chỉ có thể quan sát được từ 20 – 30 sao băng
Sau đây là một số thông tin về mưa sao băng này, bạn hãy ghi nhớ để có một buổi quan sát thuận lợi nhất nhé
+ Tên mưa sao băng: Eta Aquarids
+ Tâm điểm của mưa sao băng: Chòm sao Aquarius (Bảo Bình), gần ngôi sao Eta Aquarii của chòm sao này
+ Thời gian quan sát thích hợp: Từ sau 2 giờ sáng rạng sáng ngày 6/5 cho đến trước bình minh
+ Hướng quan sát: Đông – Đông Nam
+ Mặt Trăng: lân cận thời điểm đạt pha Trăng tròn (94%), gây cản trở lớn đến buổi quan sát
+ Tần suất (số lượng sao băng có cấp sao biểu kiến nhỏ hơn +6,5): 40 vệt sao băng mỗi giờ
Để quan sát mưa sao băng, bạn không chỉ cần thông tin về nó mà còn là nhưng kinh nghiệm khi quan sát. Một số chú ý sau sẽ giúp bạn có kết quả tốt nhất cho buổi quan sát sắp tới:
1, Bạn hãy tìm những nơi tối trời, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng đô thị. Tốt nhất, đó là những vùng ngoại thành hay vùng quê thật yên tĩnh
2, Hãy cập nhật bản tin thời tiết để nắm rõ tình hình thời tiết trước khi quan sát nhé. Bạn phải chắc chắn rằng, đó là một hôm mà bầu trời quang đãng, không có mây mù che phủ. Còn nếu không thì mình khuyên bạn nên đi ngủ
3, Khi quan sát, tránh nhìn vào các thiết bị hay nguồn phát ra ánh sáng nhân tạo vì điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới mắt. Trước khi quan sát, bạn nên để mắt làm quen với bóng tối khoảng 20 – 30 phút
4, Khi quan sát sao băng, bạn không cần sử dụng qua các thiết bị quang học hỗ trợ như ống nhòm hay kính thiên văn gì cả mà nên sử dụng mắt thường để có cảm nhận tốt nhất
Để lại bình luận