Trong nhiều thập kỷ qua, rác thải nhựa đã được tìm thấy trong tuyết trên đỉnh núi cao nhất và cả nơi sâu nhất của đại dương. Vi nhựa có trong thức ăn và bên trong cơ thể chúng ta.
Một nghiên cứu gần đây số sợi nhựa nhỏ có chiều dài dưới 5 mm, được thải vào môi trường của một thánh phố nhỏ mỗi năm, chủ yếu là từ việc giặt quần áo làm bằng vải hay sợi nhựa nhiều hơn 130.000 lần so với số lượng các ngôi sao trong dải Ngân Hà, theo một báo cáo của The Guardian. Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy hơn 70% cá đánh bắt ở đại dương có vi nhựa trong dạ dày.
Bởi vì số lượng thải ra quá nhiều và đặc biệt khó tái chế, rác thải nhựa đang gây ô nhiễm ở khắp mọi nơi, một thảm họa môi trường đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, thật tốt khi có thể tái sử dụng chất thải nhựa một cách có ý nghĩa – thậm chí còn tốt hơn nếu chúng có thể được biến thành Hydro, một loại nhiên liệu sạch chỉ tạo ra nước như một sản phẩm phụ.
“Công nghệ mới này cung cấp một lộ trình tiềm năng để đối mặt với thách thức rác thải nhựa là nguy cơ của ngày tận thế, đặc biệt ở các nước đang phát triển, điều này như một con đường dẫn đến nền kinh tế Hydro – cho phép họ nhảy cóc một cách hiệu quả khi chỉ sử dụng nhiên liệu hóa thạch” – Giáo sư Peter Edwards – Đại học Oxford.
Sau khi nghiền nhựa thành các hạt, chúng được trộn với chất xúc tác của Oxit sắt và Oxit nhôm (làm chất hấp thụ vi sóng để bắt đầu quá trình giải cấu trúc xúc tác). Hỗn hợp này được xử lý bằng vi sóng, lò vi sóng cho phép làm nóng chất xúc tác mà không làm nóng chất dẻo. Thay vào đó, nhựa được làm nóng ngẫu nhiên bởi các chất xúc tác, một phương pháp ngăn chặn các phản ứng phụ không mong muốn và làm cho quá trình hiệu quả hơn.
Thường mất 30–90 giây để biến đổi một mẫu nhựa được nghiền cơ học thành bột tạo ra một lượng lớn khí Hydro và dư lượng vật liệu Cacbon, phần lớn trong số đó được xác định là ống Nano Cacbon (Carbon Nanotubes) đủ chất lượng để sử dụng cho các mục đích khác. Phương pháp này đạt sản lượng Hydro cao ( 55,6 mmol g-1 Nhựa), chứng minh rằng hơn 97% hydro trong nhựa có thể được chiết xuất trong thời gian rất ngắn, theo một phương pháp chi phí thấp mà không lo về việc thải CO2 ra môi trường.
Tiến bộ về khái niệm này làm nổi bật tiềm năng của bản thân chất thải nhựa như một nguyên liệu năng lượng có giá trị để sản xuất Hydro và các vật liệu Carbon có giá trị cao. Hãy cùng chờ đón những nghiên cứu và ứng dụng mới của dự án này trong tương lai.
Nguồn: Bài viết được thực hiện, tổng hợp và dịch thuật bởi Science Realm.
Để lại bình luận