1. Ngân Hà:
Thiên hà là một hệ thống vô cùng lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Hệ Mặt trời của chúng ta cũng nằm trong một thiên hà lớn có tên là Ngân Hà, nơi mà hàng triệu triệu triệu các thiên thể bao gồm các ngôi sao, tàn dư sao, các đám bụi vũ trụ và vật chất tối tương tác hấp dẫn với nhau và cùng quay xung quanh một hố đen vô cùng vô cùng lớn nằm tại tâm của thiên hà này.
Ngân Hà có đường kính nằm trong khoảng 100 ngàn đến 180 ngàn năm ánh sáng tương đương với 94.6 triệu tỷ ( 9.46 x 10^17) đến 170 triệu tỷ (17.03 × 10^17 ) km. Và để cho các bạn có thể hình dung thì khoảng cách từ Việt Nam đến Mỹ là 13,789 km tương đương với 1.46 × 10^-9 (1,46 trên một tỷ ) năm ánh sáng. Và trong khối không gian khổng lồ đó, ngôi sao với kích thước trung bình mang tên Mặt Trời có đường kính khiêm tốn là 1,391,000 km chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi trong một hoang mạc rộng lớn. Cùng với đó là muôn vàn các ngôi sao lớn và nhỏ khác với số lượng từ 100 đến 400 tỷ ngôi sao tức gấp 130 ngàn lần số tóc trên đầu chúng ta, chúng liên kết với nhau với tương tác hấp dẫn và liên tục trôi bồng bềnh giữa khoảng không vũ trụ, tạo thành một hình dáng tuyệt đẹp làm xao xuyến không biết bao nhiêu thế hệ loài người. Và chúng luôn tỏa sáng, gửi đi khắp vũ trụ các thông tin dưới nhiều dạng khác nhau mà con người chúng ta may mắn hiểu được.
2. Cây và sự sống:
Mặc dù là vô cùng lớn đến như vậy nhưng số sao đó vẫn không thể bì được với số lượng 3.04 ngàn tỷ ( 3.04 x 10^12 ) cây xanh trên trái đất, “lá phổi xanh” của đất mẹ nhìn chung có một kích thước vô cùng lớn trong thang đo của chúng ta. Đó là điều vô cùng tốt cho không chỉ loài người mà còn cho muôn vàn sinh vật sống khác đang cư ngụ tại hành tình này.
Dựa theo số liệu tính toán được đưa ra thì trung bình một cây sung dâu trưởng thành ( một giống cây được trồng nhiều tại Bắc Mĩ ) mỗi năm sản sinh ra khoảng 15,83 kg lượng khí ôxy và lượng ôxy mà con người cần để hô hấp trong cùng thời gian là vào khoảng 2,185 tấn ôxy. Vậy là mỗi người trúng ta để có thể hít thở bình thường mỗi năm thì cần phải có 138 cây xanh tồn tại song song, tổng cộng 7,3 tỷ người hiện nay để hô hấp bình thường mỗi năm thì cần phải có hơn một ngàn tỷ (10^12) cây xanh cùng tồn tại.
3. Con người:
Đó là một con số khá là nhỏ so với hơn 3 ngàn tỷ cây đang hiện hữu trên trái đất ngày hôm nay nên chắc đó cũng là lý do vì sao con người chúng ta đang thờ ơ với thiên nhiên, với chính “lá phổi” của chúng ta đến như thế này. Mỗi năm trái đất mất khoảng 7,3 triệu hecta rừng, bằng với kích thước của cả một đất nước Panama.
Kéo theo đó là ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái của trái đất, số liệu thống kê trong 40 năm vừa qua cho thấy số động vật hoang dã giảm đến 58% do các hoạt động của con người mà phần lớn gây ra do chặt phá rừng cướp mất và gây ảnh hưởng đến nơi sinh sống của hàng ngàn sinh vật.
Và chắc các bạn đã nghe đến cụm từ “rừng phòng hộ” rồi, rừng vẫn mãi luôn là tấm khiên bảo vệ chúng ta khỏi muôn vàn thiên tai và lũ lụt. Chỉ tính riêng Việt Nam, mỗi năm lũ lụt và sạt lở gây ra hơn 100 cái chết thương tâm và gây mất mát hàng trăm triệu đô la Mỹ. Nếu tình trạng diện tích rừng tiếp tục biến mất như thế này thì những con số ở trên cũng sẽ không bao giờ dừng lại.
4. Ý nghĩa của cây xanh:
Từ trước đến nay, cây xanh luôn luôn là biểu tượng của cuộc sống. Chúng gắn bó với sự sống từ trước khi con người chúng ta tồn tại rất lâu về trước và chắc chắn cũng sẽ mãi đi liền với sự sống cho đến khi không còn sự sống nào để chúng bảo vệ và nuôi dưỡng nữa. Nên không ngoa khi nói rằng trồng và bảo vệ cây cối là điều tốt nhất ta có thể làm cho đất mẹ, để mãi giữ vững cái tên “Hành Tinh Xanh” trong hệ Mặt Trời hoặc có thể là cả dải Ngân Hà này.
P/s: Mỗi mạng người chúng ta chỉ có 138 “cây” máu thôi, đừng để thằng cha nào đó tự dưng đến chặt đi mấy cây với vô vàn lí do mà thay vào đó hãy tự trồng thêm vài cây nữa cho an toàn trước sự đời.
Nguồn được đóng góp bởi Science Realm. Xin cám ơn.
Để lại bình luận