Cua là một loại động vật mà con người rất quen thuộc, bất kể là ở nước ngọt, nước mặn, bờ đê, bãi cát, hầu như khắp nơi đều có thể nhìn thấy bóng dáng của chúng. Ngoài một bộ phận nhỏ cua tương đối lớn như cua lông, cua biển mai hình thoi, cua càng lớn…, trong khoảng hơn 6000 loài cua trên toàn thế giới thì cua nhỏ chiếm tuyệt đại đa số, hầu như chúng mỗi giờ, mỗi khắc đều ở trong tình trạng bị bắt nguy hiểm. Tuy “cá lớn nuốt cá bé” vốn là quy luật trong giới tự nhiên, nhưng các con cua lại không cam tâm trở thành món ăn ngon trong miệng kẻ mạnh, trong quá trình sinh sống thời gian dài chúng đã hình thành rất nhiều kĩ xảo phòng thân làm cho các loại động vật khác phải sợ, chúng đã chiếm giữ được một vị trí vững chắc trong động vật không xương sống. Vậy thì cua có những biện pháp phòng thân xuất sắc nào?
Thứ nhất, cua có con mắt rất đặc biệt – mắt thóp. “Trông mặt mà bắt hành dong”, đôi mắt của nó được mọc trên thóp, phần gốc của thóp có các khớp hoạt động làm cho thóp hình dài này vừa có thể thẳng lên lại vừa có thể ngược xuống. Khi thẳng lên, cua giống như được lắp hai chòi canh gác có thể nhìn được khắp mọi nơi, khi ngược xuống thậm chí có thể cùng thóp giấu trong hốc mắt. Có một số cua cát có thể vùi cả cơ thể của chúng vào trong bùn cát, chỉ để lộ ra đôi mắt để quan sát tình hình xung quanh, đây là tấm lá chắn thứ nhất phòng thân của cua.
Đương nhiên, chiếc càng lớn là vũ khí chủ yếu trên thân cua, vừa dùng để bắt con mồi lại vừa có thể đào hang giấu mình và còn là một biển chữ vàng để tìm tình yêu. Khi kẻ địch trước mặt, chiếc biển này lắc mình biến hoá, trở thành vũ khí chống kẻ địch, dù cho kẻ địch lớn mạnh, chiếc càng lớn ít nhất có thể phát huy tác dụng đe doạ nhất định. Đây là biện pháp phòng thân thứ hai của cua.
Có một số con cua nhỏ, đối với việc đọ sức đối kháng không nắm chắc phần thắng liền áp dụng biện pháp bỏ chạy. Tư thế trốn chạy của cua rất đa dạng, không chỉ có thể bò ngang, có con cũng có thể bò thẳng, khi khẩn cấp, cua cát có thể trốn chạy vòng quanh với tốc độ 7 km/h, còn nhanh hơn so với người đi bộ. Đây là biện pháp phòng thân thứ ba của cua.
Ba phương pháp kể trên là những biện pháp phòng thân thường dùng của cua. Có một số con cua lại không áp dụng những biện pháp thông thường này, mà dùng một số kĩ xảo nhỏ để bảo vệ mình. Nếu cua sống ở nơi biển nóng sẽ lợi dụng môi trường làm vật che đỡ, tiến hành nguỵ trang khéo léo, nếu như chỉ nhìn riêng con cua sẽ cảm thấy màu sắc của chúng rất sáng, hoa văn cũng đặc biệt bắt mắt, nhưng khi đặt vào môi trường mà chúng ở thì bạn sẽ phát hiện ra chúng và thiên nhiên rất hoà hợp với nhau. Như có một loại cua được gọi là cua lưng phẳng, màu sắc thay đổi làm cho mỗi bộ phận cơ thể của chúng đều phối hợp rất ăn ý với môi trường, đây là kĩ xảo phòng thân lấy môi trường làm vật che đỡ.
Cua cũng lợi dụng các động vật có độc tố khác làm biện pháp bảo vệ chính mình. Do bản thân một số động vật xoang tràng có độc tố, vì vậy cá con khi nhìn thấy chúng thường là nhượng bộ lui binh. Cua sống nhờ vào việc lợi dụng đặc điểm này, dùng càng kẹp lấy chất độc mà hải quỳ phóng ra bơi lội khắp nơi, giống như mang theo thần bảo hộ bên mình, tuy là mượn oai hùm, nhưng rốt cuộc là an toàn có lợi cho bản thân. Cua vằn lại tiến bộ hơn, dứt khoát trốn vào trong mật của hải quỳ, ai dám dính vào mật có độc của hải quỳ chứ? Ngoài ra còn có cua sừng trâu sống cộng sinh với hải quỳ, cua đậu sống nhờ vào trong màng ngoài của loài động vật nhuyễn thể… Mỗi một loại cua đều có một bản lĩnh đáng kinh ngạc. Do vậy, những động vật tương đối bé nhỏ này mới có thể chiếm được một vị trí trong sông nước biển hồ.