Bất cứ ai lẩn đẩu tiên đặt chân đến bãi đá khổng lồ này đều có cảm giác như lạc vào một khung cảnh không có thực. Hàng nghìn hòn đá như những hòn bi, lớn nhất thì có đường kính hơn 2 m, nhỏ nhất cỡ viên đạn súng thẩn công, cứ như thể được bàn tay khổng lồ nào đố rải xuống khu vực rộng khoảng vài km2. Bãi đá lạ lùng được người dân địa phương biết đến từ ngàn đời nay, gọi đó là “mặt sân của những người khổng lồ” và coi đó là nơi linh thiêng nên chẳng ai dám đến canh tác hoặc sinh sống. Thời Xô Viết Kazakhstanlà vùng trọng tâm của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, nhưng vùng đát có bãi đá kỳ lạ do nằm ở nơi quá hẻo lánh nên đã không lọt vào diện tích quy hoạch, vì vậy, ngoài dân chúng sở tại, chẳng ai biết tới khu vực đặc biệt này. Mãi đến gẩn đây, nhờ một tờ báo địa phương gợi chuyện, thế giới bên ngoài mới biết đến “mặt sân của những người khổng lồ”.
Nhưng sự kỳ bí không chỉ có thế
Nhiều hòn đá lớn trong bãi đá còn bị bổ làm đôi đều chằn chặn như thể bị chia cắt bằng lưỡi cưa mà đường cưa luôn nằm đúng hướng Bắc -Nam. Điều này khiến người ta liên tưởng đến việc Trái đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường. Cũng cẩn nói thêm, số lượng viên “bi” ở bãi đá không chỉ có vài nghìn như hiện thấy, vì ở một vài nơi, người ta còn thấy những chòm bi nhô lên không cao lắm, vậy có thể còn có những viên như vậy đang vùi mình trong lòng đất.
Ngoài ra, nếu ở Kazakhstancác viên bi đá được phân bố rải rác, không đồng đều, thì ở Costa Rica, chúng lại được sắp xếp một cách rất có ý thức, tạo thành những dạng hình học như tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, lục giác đều, hình thang cân. Cùng một hiện tượng nhưng cách lý giải lại khác xa nhau. Trong những trường hợp như thế này, rất có thể những gì hiện nay được gọi là chân lý, thì mai đây lại bị coi là truyền thuyết.
Không phải do con người chế tác
Trước hết cẩn nói rằng đá hình cẩu là một hiện tượng hiếm, nhưng cũng có mặt ở một số nơi trên thế giới như ở Costa Rica, ở Mexico, ở Brazilvà ở Rumani. Ai rải chúng xuống những nơi đó? Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này, nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Thời Xô Viết, các nhà khoa học hàng huyện đã từng “ trộ” dân chúng sở tại rằng xung quanh các hòn đá tròn nọ tồn tại một “ trường dị thường”, có thể làm sai lạc các loại máy móc và khiến cho cơ thể mọi sinh vật hoạt động không bình thường, vì thế người dân càng ít dám đến gẩn khu vực này. Còn ở thời điểm tiền Xô Viết và hậu Xô Viết thì đủ kiểu lý giải giật gân, đại loại những viên đá tròn chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến “đấng tội cao tối thượng”.
Dù lý giải thế nào đi nữa, người ta cũng chỉ biết chắc rằng : những viên bi khồng lồ này không thể là “ tác phẩm của con người”. Hàng triệu năm trước, khi số lượng người ( hay người vượn) trên hành tinh còn quá ít ỏi và phương tiện lao động còn quá thô sơ, không ai có thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đem đến đây để rải một cách hẩu như không có mục đích.