Một số người có thể tự tạo ra tiếng động “rầm rầm rầm, bụp bụp bụp” bên trong đầu họ chỉ bằng việc căng một nhóm cơ bên trong tai.
Hiện tượng đặc biệt này xảy ra ở phần tai giữa có tên “Tympani tesor”, và chỉ một số người có thể tự co thắt phần cơ tai giữa này – một cơ nhỏ nằm phía trên ống thính giác, hành động này tạo ra tiếng “bụp bụp” tựa như một tiếng đập cửa vậy.
Liệu bạn có phải là một trong những cá thể đặc biệt này không?
Bởi vì dù đối với bạn tiếng động này hoàn toàn bình thường thì đối với phần lớn những người khác nó lại vô cùng “kỳ lạ”, nếu bạn nào thuộc trường hợp này đừng ngại comment ở phía dưới nhé ^^.
Tympani Tensor là một loại cơ bắp trong tai nằm ở phần ống phía trên xương của ống thính giác. Vai trò của nó là làm dịu những âm thanh lớn, chẳng hạn như các tiếng động phát ra từ việc nhai thức ăn, la hét chửi bới hoặc tiếng sấm bên tai. Khi nghe thấy tiếng động lớn, cơ bắp bên trong tai sẽ kéo xương búa medially, làm căng màng nhĩ giúp giảm xóc rung trong tai, do đó làm giảm nhận thức biên độ của âm thanh. Tenor tympani thực hiện điều này theo phản xạ với tiếng ồn lớn; các nhà khoa học nghĩ rằng cơ chế này được sinh ra là bảo vệ các tế bào của tai trong khỏi bị hư hại.
Nhưng đối với một số cấu trúc nhất định, khi Tenor tympani căng lên thì chúng cũng tự tạo âm thanh của riêng mình và đây chính là những gì bạn thực sự có thể nghe được. Và bởi vì nằm sát màng nhỉ nên dù chỉ là những thay đổi vô cùng nhỏ thôi cũng khiến cho tiếng động phát ra như đang có ai đó đập cửa vậy (có thể thôi nhé). Triệu chứng kì lạ này thực ra cũng không hề ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe của bạn cả, một số ít người nếu bị quá nặng chỉ thường bị nhầm lẫn giữa ù tai và hiện tượng này mà thôi.
Còn đối với những người bình thường tò mò tiếng động này ra sao, có một cách để bạn biết được, đó là hãy ngáp thiệt thiệt lớn một cái. Ngay lập tức, bạn sẽ nghe thấy một cái “bụp” rõ to và đi kèm với đó là những tiếng “vù vù” của làn không khí đi qua.
Nguồn: Bài viết được tổng hợp bởi Science Realm.
Các tài liệu tham khảo thêm của bài viết: ScienceAlert và Wikipedia.
Để lại bình luận