Vào năm 1054, nhiều nơi trên Trái đất đã ghi nhận một vật thể phát sáng mạnh xuất hiện trên bầu trời, có thể nhìn thấy vào buổi sáng trong 23 ngày và đủ sáng để thấy trong 653 đêm.
SN 1054 hay Thiên Quan khách tinh (Siêu tân tinh Con Cua) là một siêu tân tinh từng được quan sát thấy rộng khắp trên Trái Đất trong năm 1054. Nó được các nhà thiên văn Trung Hoa, Nhật Bản, Thổ dân Bắc Mỹ và Ba Tư/Ả Rập ghi nhận như là đủ sáng để nhìn thấy trong ánh sáng ban ngày trong 23 ngày và được nhìn thấy trong bầu trời đêm trong 653 ngày. Tống sử phần Thiên văn chí có ghi lại như sau:
‘’Ngày Kỷ Sửu tháng 5 năm Chí Hòa thứ nhất, Thiên Quan xuất hiện tại đông nam dài vài tấc, hơn năm sau mất dần.’’
Ngôi sao tổ tiên được định vị trong dải Ngân Hà ở khoảng cách 6.300 năm ánh sáng và đã nổ tung như một vụ nổ siêu tân tinh sụp đổ vào lõi.
Có chứng cứ cho thấy thổ dân Bắc Mỹ Mimbres và Anasazi đã nhìn thấy và ghi chép về SN 1054; một bức vẽ trên vách núi đá của người Anasazi gần ngôi nhà lớn Penasco Blanco có thể miêu tả nó.
Người ta cũng cho rằng một mục từ không rõ nghĩa trong một lượng biên niên sử tu viện Ireland nguyên thủy là đề cập tới SN 1054 nhưng sau đó đã bị sửa đổi sai lạc, trong quá trình này trở thành một hình ảnh tưởng tượng có tính chất ngụ ngôn dựa trên truyền thuyết về phản Christ.
Các tàn tích dạng mây của SN 1054 được biết đến như là tinh vân Con Cua (trên hình). Tinh vân này cũng được nói tới như là Messier 1 hay M1, do là thiên thể Messier đầu tiên được lập danh lục năm 1758. Với cực đại phổ bức xạ ở vùng tia X và tia gamma trên 30 KeV, và trải rộng tới trên 1012 eV, tinh vân Con Cua nói chung là nguồn sáng bền vững có cường độ mạnh nhất trên bầu trời.
Nằm ở khoảng cách khoảng 6.500 năm ánh sáng (2 kpc) từ Trái Đất, tinh vân này có đường kính 11 năm ánh sáng (3,4 pc) và giãn nở với tốc độ khoảng 1.500 kilômét mỗi giây. Tại trung tâm của tinh vân này là sao xung Con Cua, một sao neutron quay, phát xạ các xung của bức xạ với bước sóng từ tia gamma tới sóng radio và với tốc độ quay khoảng 30,2 lần mỗi giây.
Tinh vân này là thiên thể đầu tiên được nhận dạng bằng vụ nổ siêu tân tinh lịch sử. Tinh vân này đóng vai trò như là một nguồn bức xạ để nghiên cứu các thiên thể che khuất nó. Trong thập niên 1950 và 1960, vành nhật hoa của Mặt Trời đã được xạ ảnh từ các quan sát sóng radio của tinh vân Con Cua vượt ngang qua nó, và trong năm 2003, độ dày của khí quyển của vệ tinh Thổ tinh là Titan đã được đo đạc khi nó chặn các tia X từ tinh vân này.
Nguồn: Tổng hợp bởi Science Realm từ Wikipedia.
Để lại bình luận