Trung bình những người sử dụng điện thoại thông minh dành đến tận khoảng 4.7 tiếng một ngày với chúng, nếu bạn cảm thấy khoảng thời gian này là phí phạm thì cũng đừng trách bản thân vội vì chính những thiết kế trên điện thoại mới chính là thủ phạm thực sự.
Bạn biết đấy, công nghệ hiện đại ngày nay đang cố gắng điều phối cuộc sống giống như chỉ dành cho mình bạn mà thôi, bạn mở mắt dậy, nhìn vào chiếc điện thoại với hàng loạt những tương tác đến từ mọi loại ứng dụng với vô số chủ đề nhằm mục đích khiến bạn cảm thấy như đang được kết nối với mọi thứ vậy. Điều này đã quá hiển nhiên đến mức mà quá nhiều người không hề nhận ra được mình đã bị lọt vào tròng của những nhà thiết kế ứng dụng. Vậy thì chính xác những thực sự đang khiến chúng ta bị “cầm tù” bởi những chiếc điện thoại thông minh này?
1. Các thông báo đến từ những ứng dụng được cài đặt trong điện thoại:
Không ai phán xét gì những tin nhắn hay cuộc gọi đến từ bạn bè hoặc người thân vì đây chính là ứng dụng tuyệt vời nhất của chiếc điện thoại, đó chính là giúp chúng ta có thể liên lạc với người khác dù cho khoảng cách giữa họ có lên đến hàng trăm ngàn cây số đi chăng nữa. Nhưng cái mà chúng ta đang nói đến, thứ mà cố tình khiến ta phải “tốn thời gian” với chúng đó chính là các ứng dụng đang cố gắng giả lập những tương tác xã hội giống như việc chúng ta nhận được một tin nhắn hay điện thoại vậy.
Trên thực tế, cách thể hiện những thông báo trên điện thoại lần đầu tiên xuất hiện trên Blackberries vào năm 2003 lại có mục đích hoàn toàn ngược lại, chúng được tạo ra là để cho ta tiết kiệm thời gian bằng cách xem trước được nội dung của những thông báo để biết được rằng chúng có đáng để phải vào hòm thư mà đọc hay không.
Nhưng hiện nay, có vô vàn những ứng dụng có thể gửi thông báo đến bạn theo từng giờ và dù cho có là những tin tạp nham, vô bổ hay những tin tức tốt đẹp có giá trị thì tất cả bọn chúng đều có một mục đích chính là khiến bạn phải sử dụng điện thoại nhiều hơn nữa.
Ví dụ để bạn có thể hình dung được sự gây nghiện này lớn đến cỡ nào đó chính là những chiếc máy đánh bạc (Slot machine), theo thống kê, số tiền mà những chiếc máy này thu được hàng năm bằng tổng thu nhập của 3 hoạt động giải trí bóng chày, rạp phim và công viên giải trí cộng lại nhờ vào sự gây nghiện của hình thức trò chơi này. Việc mỗi lần cầm chiếc điện thoại lên kiểm tra thông báo giống như những chiếc máy đánh bạc trên vậy, mỗi lần bạn nhìn thông báo thì mọi thứ đều mới mẻ khiến não bộ cảm thấy hưng phấn và tò mò hơn và cứ tiếp tục tiếp tục như vậy, dần dần hình thành những thói quen khó bỏ của những người xài điện thoại di động. Cơ chế làm mới thông tin của một số ứng dụng hiện nay cũng tạo ra hiệu ứng gây nghiện tương tự này, vậy là cái bẫy trong cái tròng rồi đó, cẩn thận nhé mọi người.
Vậy thì cách “cai nghiện” ở đây đó chính là hãy cố gắng tắt nhận thông báo từ những ứng dụng không cần thiết và nếu thấy spam hoặc quảng cáo thì cứ block hết tất cả cho lành bạn nhé. Một số nghiên cứu còn cho thấy việc giảm thiểu số lần kiểm tra thông báo còn có thể giúp bạn điều phối cảm xúc nhiều hơn, giảm bớt những căng thẳng mỗi ngày.
2. Màu sắc và giao diện:
Mắt của chúng ta nhạy cảm với những tông màu ấm, đó chính là lí do vì sao chúng ta lại thường chú ý vào những vật thể có màu như vàng, hồng, đỏ, cam,… đầu tiên trong tầm nhìn. Và… các nhà thiết kế thừa biết điều đó, theo thời gian họ đã chỉnh sửa logo của mình sang những hình ảnh có màu nổi bật hơn để thu hút ánh nhìn của người dùng.
Điều này cũng lí giải vì sao các bong bóng thông báo có tin nhắn trên ứng dụng có màu đỏ vì thật sự nếu là những màu lạnh thì bạn đã chẳng thèm chú ý chúng nhiều rồi.
Giải pháp cho vấn đề này thì tất nhiên rồi, đó chính là hãy chỉnh sửa tông màu trên điện thoại của bạn, nếu chuyển đổi chúng qua trắng đen thì lại càng tốt vì màu sắc càng kém hấp dẫn thì sẽ lại càng ít ảnh hưởng đến sự chú ý của chúng ta. Trên thực tế, việc chỉnh đổi tông màu hiển thị còn giúp các bạn tiết kiệm pin hơn rất nhiều vì màu càng sáng thì lại càng hao năng lượng hơn.
3. Cạm bẫy vô tận:
Chắc điều này cũng chẳng hề xa lạ gì với bất kì ai sử dụng mạng xã hội nữa rồi, việc cứ lướt, lướt và lướt để xem tin đã trở thành thói quen của vô số người và… mình cũng không ngoại lệ. Tiếp tục dựa trên phản ứng của não bộ khi chúng tìm thấy những thứ mới, tự bản thân sẽ tiết ra dopamine khiến ta hưng phấn và… gây nghiện.
Chức năng nay của các ứng dụng có tên “Infinite scrolling” hay “Auto play” của những ứng dụng hoặc trang web nghe nhạc hoặc coi video, và thực tế đã chứng minh chúng hiệu quả như thế nào. Vào năm 2005, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người sẽ ăn một tô súp được tự động đầy liên tục nhiều hơn 73% so với việc người đó ăn một tô súp được làm đầy bằng hoạt động vật lý ăn hết và múc tiếp như bình thường. Vậy nên đừng bao giờ tin vào khả năng tự thỏa mãn của bản thân nếu rơi vào những “cạm bẫy liên tục” này vì bạn khó có thể nào biết được đâu là điểm dừng.
Giải pháp để cải thiện trong tình huống này chỉ có thể là bạn phải tự giới hạn bản thân mình bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp mà thôi. Trong các điện thoại thông minh hiện giờ đều có chứng năng giới hạn thời gian sử dụng các ứng dụng theo tùy chỉnh, vậy nên hãy BỚT TIN TƯỞNG KHẢ NĂNG KIỀM CHẾ CỦA BẢN THÂN BẠN NHÉ.
Chúc các bạn cai nghiện điện thoại thành công!
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Các tài liệu tham khảo thêm của bài viết: Vox và Wikipedia.
Để lại bình luận