Đánh rắn phải đánh cho chết nếu không sẽ bị hại. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “đánh rắn đánh bảy tấc”, tuy nhiên cũng có người nói: “đánh rắn đánh ba tấc”. Cho dù cách nói khác nhau, nhưng ở đây lại có một điểm chung là đánh rắn phải đánh đúng chỗ cho chết mới thôi.
Khi xương sống của động vật bị thương nặng, tuỷ sống mà được xương sống bảo vệ cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, trung khu thần kinh và con đường dẫn đến các bộ phận khác của cơ thể bị gián đoạn. Vết thương càng gần đầu thì ảnh hưởng cũng càng lớn. Nếu bạn đánh vào đuôi của nó thì không gây ảnh hưởng gì đến tính mạng của nó.
Có thể có người sẽ hỏi: “vậy thì cứ dứt khoát đánh vào cột sống là được chứ gì ! Tại sao lại phải nói “3 tấc”, “7 tấc” nhỉ?” Hoá ra “3 tấc” là vị trí cột sống ở chỗ “3 tấc” đánh bị thương hoặc gẫy thì rắn không thể ngóc được đầu dậy cắn bạn nữa; còn “7 tấc” lại là vị trí của tim rắn, một khi bị trọng thương thì tự nhiên sẽ chết.
Đương nhiên, không phải con rắn nào cũng đánh “3 tấc”, “7 tấc”, mà còn phải tuỳ thuộc vào sự khác biệt giữa chủng loài và kích cỡ.
Nhìn thấy rắn thì đánh dường như đã là thói quen của con người. Trong các loài rắn thực sự có không ít rắn độc, gây chết người nổi tiếng có rắn 5 bước, rắn lao, rắn hổ mang, rắn cạp nia, v.v.. Nhưng cũng có một số loài rắn như hoả xích liên, rắn phượng hoàng, rắn hắc mày cẩm…, chúng không có hại, mà còn giúp người bắt chuột, giúp chúng ta trừ hại nữa kia ! Cho dù là rắn độc, nó cũng tuân theo nguyên tắc “người không hại ta thì ta cũng không hại người”, chúng sẽ không chủ động tấn công người đâu.