Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan hệ đến sự biến hoá của các kích thích tố nào đó cùng với sự thay đổi về vật chất hoá học. Vào đẩu mùa thu, kích thích tố tách rời chất A-xít và các chất khác tích tụ vào lá cây, lá bắt đẩu biến màu vàng, lá cây mang diệp lục tố, nước, đạm, prôtit và các hợp chất hữu dụng về cho cành, cho rễ để rồi tự mình nhận sự khô héo và diệt vong. Cũng như vậy, tế bào đặc thù của cuống lá cũng dẩn dẩn suy yếu, thế là mỗi khi có mưa, gió, chúng dễ dàng bị đứt lìa.
Các nhà thực vật học cho biết: màu sắc lá mùa thu có lúc nhạt, lúc đậm, nó phụ thuộc vào lượng mưa và tuyết rơi. Nếu như gặp năm hạn hán, thì sự thay đổi của lá không lớn lắm, lá sẽ rụng sớm hơn, đó là do chúng muốn giữ nước cho cây, tích trữ chất dinh dưỡng cho cây, rụng lá có thể là nước cờ “thí tốt giữ xe” của loài cây. Đấy là một trong những thủ đoạn giữ mình của các loài thực vật và đấy cũng là một trong những đặc điểm của tạo hoá. Có một số lá xanh lại biến thành màu đỏ sau khi trời lạnh dẩn. Người Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ chờ những ngày thu tới để đến Hương Sơn ngắm lá đỏ, toàn bộ một vùng núi non trải một màu vàng đỏ rực rỡ.