“Lòng tham vô đáy của con rắn bé nhỏ, nó muốn há miệng, nhe răng để nuốt trôi con voi to lớn…”.
Đây là một chuyện ngụ ngôn “Rắn nuốt voi”. Thế rắn có nuốt nổi voi không? Đương nhiên là không thể rồi. Đây chỉ là để châm biếm những kẻ có lòng tham vô đáy mà không biết tự lượng sức mình.
Tuy rắn không nuốt nổi voi, nhưng nó có thể nuốt được động vật to gấp nhiều lần cái đầu của nó, điều này là có thực. Các chuyên gia đã khảo sát qua đảo rắn, từng thấy rắn lao nuốt con chim lớn gấp 10 lần đầu của nó. Rắn cạp nong bắt được ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, phát hiện thấy nó có thể nuốt nguyên cả con dê nhỏ, trâu nhỏ. Cho dù rắn thông thường khác, nó cũng có thể nuốt được con chuột còn lớn hơn cả đầu của nó !
Tại sao rắn có bản lĩnh lớn đến như vậy nhỉ?
Thử cầm một cái kẹp gắp than, bạn không thể nào mở to “mồm” của chúng đến hai thanh tre trên dưới đều trên cùng một đường thẳng đứng, cũng có nghĩa là không có cách nào kéo góc kẹp của chúng thành 1800. Tuy nhiên, nếu bạn đem kẹp tách thành hai thanh riêng rẽ, ở giữa chèn thêm một vật đỡ, đồng thời giữa hai thanh tre quấn mấy vòng dây cao su, vậy thì bạn không những có thể kéo góc kẹp của nó thành 1800, thậm chí còn có thể lớn hơn nữa.
Miệng của chúng có thể mở to cũng tương tự như trường hợp trên. Như loài người chúng ta, miệng thì có thể mở to đến 300, nhưng rắn lại có thể mở to đến 1300! Nguyên nhân là do đầu rắn và các xương có liên quan khép mở không giống các động vật khác. Thứ nhất, cằm dưới (tức là hàm dưới) của nó có thể mở được rất rộng xuống phía dưới, vì đầu rắn nối với mấy đầu xương của cằm nên có thể cử động được, không giống với các động vật khác là gắn chặt với đầu. Thứ hai, các xương ở giữa cằm trái phải của rắn đều nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, có thể mở rộng ra hai bên. Vì vậy, miệng của rắn không những có thể mở được rất to, mà còn mở được ra hai bên trái phải không bị hạn chế, có thể mở được rất to trong mức độ nhất định, như vậy, rắn có thể nuốt được nhiều con mồi to hơn gấp nhiều lần mồm của nó.
Cho dù kiểu mồm của rắn rất khéo léo, nhưng trước khi nuốt thức ăn, còn phải tiến hành gia công con mồi bắt được: nó bóp nặn động vật đó thành sợi dài, khi nuốt, nhờ sự giúp đỡ của răng hình móc câu đưa thức ăn vào họng. Ngực của rắn do không có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn có thể cử động được tự do, vì vậy thức ăn từ họng nuốt xuống, tiến nhanh vào thẳng chỗ da bụng có thể phình to; đồng thời, rắn còn có thể tiết ra nhiều nước bọt, tác dụng của nó chẳng khác gì đổ thêm lượng “dầu nhờn” giúp cho nó nuốt được.