Mọi người đều biết, động vật có quan hệ mật thiết nhất với loài người là loài vượn người, nó bao gồm cả vượn tay dài và 3 loài tinh tinh, tức là hồng tinh tinh, hắc tinh tinh và đại tinh tinh.
Điều này dường như đã trở thành một khái niệm cơ bản, nhưng cùng với việc đi sâu nghiên cứu không ngừng của các nhà động vật học, các giống tinh tinh có thể còn nhiều hơn mà chúng ta biết. Cách đây không lâu, vài nhà khoa học của Mĩ khi khảo sát loài hắc tinh tinh ở rừng nhiệt đới Zaire của Trung Phi, đã phát hiện thấy hắc tinh tinh ở đó so với hắc tinh tinh thường thấy, về mặt hình dáng, cử chỉ hành vi và một số phương diện khác đều có sự khác biệt rất lớn. Vì vậy, các nhà khoa học đặt tên cho loài hắc tinh tinh mới phát hiện này là “hắc tinh tinh lùn”, Hiện nay quan điểm trên Trái Đất có “hai loại hắc tinh tinh” được sự công nhận của giới học thuật. Nhưng do khu vực phân bố của hắc tinh tinh lùn rất hẹp, số lượng ít, cho nên chưa được hiện hữu ở vườn bách thú.
Gần đây, các nhà khoa học nổi tiếng của Trường đại học Havơt – Mĩ như Philip Moli, trong khi nghiên cứu về phân tử phân loại học đã phát hiện: hắc tinh tinh sinh sống ở 3 khu vực khác nhau là Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi, thứ tự xếp hàng của tuyến lạp thể ADN trong tế bào của chúng không giống nhau. Do vậy, họ cho rằng, hắc tinh tinh trên thế giới không chỉ có 2 loài, mà là 3 loài, tức là hắc tinh tinh Tây Phi (hắc tinh tinh thông thường hay còn gọi là hắc tinh tinh), hắc tinh tinh Đông Phi, hắc tinh tinh Trung Phi (còn gọi là hắc tinh tinh lùn). Tuy hiện nay vẫn có một số nhà khoa học có ý kiến đối với quan điểm “3 loài hắc tinh tinh” mà Moli đưa ra, nhưng Moli lại cho rằng, cùng với việc đi sâu nghiên cứu phân tử phân loại học, trong tương lai không xa, quan điểm của ông chắc chắn sẽ được công nhận.
Đại tinh tinh vẫn được cho rằng chỉ có một loài, trong loài này có thể phân thành 3 á chủng là đại tinh tinh ở vùng đất thấp phía Tây, đại tinh tinh ở vùng núi và đại tinh tinh ở vùng đất thấp phía Đông.
Gần đây, nhà nhân loại học nổi tiếng của Trường đại học Havớt – Mĩ và cộng sự của bà, sau khi thông qua nghiên cứu phân tử phân loại học đối với đại tinh tinh đã đưa ra: đại tinh tinh tồn tại trên thế giới hiện nay không phải là một loài, mà là 2 loài. Bởi vì ADN trong nhân tế bào của á chủng đại tinh tinh ở vùng đất thấp phía Tây với 2 á chủng khác, có sự khác nhau rõ ràng. Sự khác biệt này lớn hơn so với sự khác biệt giữa hắc tinh tinh thông thường với hắc tinh tinh lùn, do vậy phải thuộc về 2 loài độc lập. Bà còn suy đoán sự tách biệt giữa hai loài hắc tinh tinh khác nhau này có thể bắt đầu cách đây 3 triệu năm trước, từ lúc đó đã tiến hoá thành loài độc lập không có liên quan gì đến nhau rồi. Vấn đề là chúng ta bị hạn chế ở trình độ khoa học, chưa thể kịp thời đi nghiên cứu và xác minh nó.