Ngày 27 tháng 9 năm 1983 trên sân bay vũ trụ Baiconua của Nga, khi con tàu vũ trụ “Liên minh T – 10A” sắp cất cánh, bỗng động cơ tầng 1 của tên lửa đẩy bùng nổ. Trong nháy mắt cả tên lửa và đỉnh tháp cứu hộ bật ra, hai nhà du hành được an toàn bắn lên cao 1 km, từ trong cõi chết thoát ra, Đó chính là nhờ thiết bị cấp cứu.
Tàu vũ trụ mang người là một sự nghiệp có tính mạo hiểm rất cao. T ừ lúc khởi phóng, bay trên quỹ đạo cho đến lúc trở về mặt đất, bất cứ lúc nào cũng đều có thể phát sinh những nguy hiểm bất ngờ.
Từ năm 1961 khi con tàu đầu tiên mang nhà du hành đi vào vũ trụ, Liên Xô và Mỹ đã có 14 nhà du hành vũ trụ không may gặp nạn. Do đó người thiết kế phải chế tạo thiết bị cứu hộ hoàn chỉnh, xem nhiệm vụ cứu sống sinh mạng của nhà du hành vũ trụ là việc rất trọng đại. Những thiết bị này bao gồm ghế được bắn lên, tháp cứu hộ và khoang ngồi có thể tách ra khỏi con tàu. Trường hợp xảy ra ở sân bay vũ trụ Baiconua nói đến trên đây chính là đã sử dụng đến thiết bị thoát nạn trong tháp cứu hộ.
Các con tàu vũ trụ mang người trong giai đoạn bay trên quỹ đạo nói chung thường dùng ghế bắn phụt ra hoặc tháp cứu sinh; trong giai đoạn trở về Trái Đất nói chung dùng ghế bắn ra hoặc toa tách khỏi con tàu. Trên quỹ đạo thì con tàu mang người tìm cách áp sát vào các con tàu vũ trụ khác khi gặp sự cố và nối với nhau, cuối cùng nhà vũ trụ được cứu ra khỏi, hoặc là nhà vũ trụ chuyển sang khoang tàu tách khỏi con tàu để bay đến một thiết bị vũ trụ chở người khác.
Sau khi có thiết bị cấp cứu thì sự an toàn của nhà du hành vũ trụ được bảo đảm rất nhiều. Nghe nói hiện nay độ an toàn của các du hành vũ trụ đã nâng cao đến trên 95%.