Sao Bắc Cực rất lớn, nhiều người biết, đó là điều dễ hiểu. Mặc dù những người sống ở Nam bán cầu tuy ít trực tiếp nhìn thấy sao Bắc Cực, nhưng với chòm sao Tiểu Hùng cấp 2 này họ cũng rất quan tâm và quen thuộc.
Sao Bắc Cực tức là sao “Tiểu Hùng α”, vì nó cách bầu trời Bắc Cực rất gần, cho nên được xem là tiêu chí cực bầu trời Bắc. Những người ở Bắc bán cầu chỉ cần tìm được sao Bắc Cực là tìm được phương chính Bắc. Vậy gần cực bầu trời Nam cũng có ngôi sao Nam Cực chăng?
Cực bầu trời Nam ở trong chòm sao Nam Cực. Chòm sao Nam Cực là chòm sao rất tối, phần nhiều là sao cấp 6. mắt thường khó nhìn thấy. Có một ngôi sao Nam Cực σ, theo lẽ thường mà nói nó hoàn toàn có vinh dự mang tên sao Nam Cực, nhưng vì nó cách cực bầu trời Nam khá xa cho nên không được gọi là sao Nam Cực. Đáng tiếc là ngôi sao σ rất tối, nhìn kỹ mới có thể tìm thấy. Nếu trời có mây mỏng hoặc có trăng sáng thì không thể thấy được. Ngôi sao như thế cho dù độ sáng thực tế của nó gấp bảy lần Mặt Trời nhưng vì cách xa chúng ta 120 năm ánh sáng cho nên độ sáng của nó rất yếu, do đó không đủ để người ta tôn xưng là sao Nam Cực.
Trong chòm sao Nam Cực có sao nào đủ sáng để gọi là sao Nam Cực không? Ngôi sao sáng nhất Nam Cực là sao v, cấp 3,74 . Độ sáng như thế so với sao Bắc Cực cấp 1,99 thì còn kém hơn rất nhiều. Điều đáng tiếc là nó cách xa cực bầu trời nam 12,5o, do đó rất khó đóng vai sao Nam Cực để có tác dụng xác định phương hướng.
Xem ra ngày nay chưa có sao Nam Cực nào mà còn phải đợi. Mong rằng một ngày nào đó sẽ có một ngôi sao sáng thứ hai – “sao α chòm sao Đáy thuyền”, tức ngôi sao già, vì hiện tượng chênh lệch tuổi mà dần dần đến gần Nam Cực, người ta sẽ tôn xưng nó là sao Nam Cực.