Màu sắc các sao khác nhau, đó không phải do ai vẽ nên mà quả thực màu sắc các sao muôn màu muôn vẻ.
Vì sao màu sắc của sao lại khác nhau? Thực ra sự khác nhau của màu sắc thể hiện nhiệt độ bề mặt của chúng rất khác nhau. Ta thấy Mặt Trời màu trắng, trên thực tế nó do các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím cấu tạo nên. Nhiệt độ của sao càng cao thì thành phần trong tia sáng của nó phát ra màu xanh càng nhiều, nên ta thấy ngôi sao đó có màu sáng xanh. Nếu nhiệt độ ngôi sao đó thấp thì trong thành phần tia sáng nó phát ra ánh sáng đỏ nhiều, nên ta sẽ nhìn thấy ngôi sao đó màu đỏ.
Do đó màu sắc của sao là do nhiệt độ bề mặt của nó quyết định. Màu sắc khác nhau thể hiện nhiệt độ bề mặt của chúng khác nhau. Dưới đây là mối quan hệ tương ứng về đại thể giữa màu sắc và nhiệt độ bề mặt:
Màu sao | Nhiệt độ bề mặt (°C) |
Lam | 40000 – 25000 |
Trắng xanh | 25000 – 12000 |
Trắng | 11500 – 7700 |
Trắng vàng | 7600 – 6100 |
Vàng | 6000 – 5000 |
Da cam | 4900 – 3700 |
Đỏ | 3600 – 2600 |
Như vậy ta có thể căn cứ màu sắc của sao để dự đoán nhiệt độ bề mặt của nó. Ta thấy Mặt Trời màu vàng, nhiệt độ bề mặt của nó khoảng 6000 °C; sao Chức Nữ phát ra màu sáng trắng, nhiệt độ của nó cao hơn Mặt Trời, khoảng 1 vạn °C; sao “Tâm tú thứ 2” của chòm sao Thiên Hát từ màu đỏ ta có thể biết được nhiệt độ bề mặt của nó khoảng 3600 °C.