Bạn của Trái Đất là Mặt Trăng, hàng tháng quay quanh Trái Đất đã mấy tỉ năm, điều đó tạo nên đôi bạn gắn bó với nhau như hình với bóng trong tuyến độc đáo của hệ Mặt Trời.
Vì Mặt Trăng là một thiên thể tự nhiên cách Trái Đất gần nhất, cho nên chuyển động của Mặt Trăng đối với chúng ta đã được nghiên cứu rất chi tiết, chỉ cần Mặt Trăng có một biển đổi nhỏ đều có thể đo được. 200 năm trước các nhà thiên văn căn cứ vào tư liệu nhật, nguyệt thực đã phát hiện quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất đang dần dần to lên, tức là nói Mặt Trăng đang ngày càng xa dần Trái Đất. Những thiết bị quan trắc chính xác hiện đại đã chứng minh điều này và tính ra mấy năm gần đây, hàng năm Mặt Trăng cách xa Trái Đất với tốc độ 3 cm.
Nguyên nhân gì đã khiến cho Mặt Trăng dần dần cách xa Trái Đất? Nguyên là do tác dụng thủy triều của Trái Đất mà Mặt Trăng gây ra. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây nên thuỷ triều nước biển trên bề mặt Trái Đất. Phương lan truyền của thuỷ triều ngược với phương tự quay của Trái Đất, sự ma sát của thuỷ triều với đáy biển đã khiến cho tốc độ tự quay của Trái Đất chậm lại. Đương nhiên đó là một lượng vô cùng nhỏ. “Hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng” cần phải bảo đảm sự cân bằng về động lượng góc, động lượng góc mà Trái Đất tự quay bị giảm dần sẽ chuyển sang quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng to dần. Kết quả khiến cho tốc độ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất tăng lên, do đó lực li tâm cũng tăng lên khiến cho Mặt Trăng dần dần bị đẩy ra xa Trái Đất.
Trên thực tế hiện tượng này đã kéo dài mấy tỉ năm. 3 tỉ năm trước khoảng cách Mặt Trăng cách xa Trái Đất chỉ bằng một nửa hiện nay.
Có lẽ sẽ có người lo lắng Mặt Trăng sẽ dần dần đi xa hẳn mà không còn là bạn của Trái Đất nữa. Không thể như thế được, bởi vì một khi tốc độ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì lúc đó sự lan truyền của thuỷ triều nước biển sẽ mất đi, khiến cho nhân tố Trái Đất tự quay chậm cũng không còn nữa, lúc đó khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất sẽ không tăng lên nữa.