Ngày Sức khỏe Thế giới (ngày 7 tháng 4), đối với năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi hành động toàn cầu để giải quyết tình trạng bất bình đẳng về sức khỏe.
WHO nhấn mạnh, năm 2021, cùng với các công cụ hiệu quả hiện đang được phát triển, các quốc gia trên thế giới sẽ cần phải tiếp tục chiến đấu với COVID-19, nhanh chóng sửa chữa và củng cố hệ thống y tế của mình để có thể cung cấp những công cụ này, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường quan trọng khiến một số bộ phận dân cư bị thiệt hại nhiều hơn những bộ phận khác. WHO cam kết sẽ làm việc nhiều hơn để giúp các quốc gia tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch và các trường hợp khẩn cấp khác. WHO cam kết sẽ hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng hệ thống y tế mạnh mẽ và dân số khỏe mạnh. Cụ thể:
1. Xây dựng tình đoàn kết trên phạm vi toàn cầu vì an ninh y tế trên toàn thế giới
WHO sẽ làm việc với các quốc gia để cải thiện khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe. Nhưng để điều này có hiệu quả, cần đảm bảo rằng các quốc gia phải làm việc cùng nhau. Hơn hết, đại dịch này đã cho chúng ta thấy rằng không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn.
WHO đặt mục tiêu hỗ trợ để bảo vệ tốt hơn các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước các rủi ro khẩn cấp về sức khỏe, bao gồm cả ở các khu vực đô thị, các quốc đảo nhỏ, và các khu vực xung đột.
WHO sẽ tận dụng các quan hệ đối tác hiện có và tạo ra các quan hệ đối tác mới để xây dựng lực lượng lao động trong các trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu nhằm mở rộng, đào tạo và chuẩn hóa các đội ngũ hỗ trợ y tế và hệ thống y tế công cộng chất lượng cao. WHO cũng có kế hoạch thành lập Ngân hàng Sinh học – một hệ thống thống nhất trên toàn cầu để chia sẻ các tài liệu về mầm bệnh và các mẫu lâm sàng, tạo điều kiện phát triển nhanh chóng các loại vắc xin và thuốc an toàn và hiệu quả; duy trì sự tập trung của mình vào việc cung cấp thông tin chính xác, nhằm bảo vệ cộng đồng khỏi các thông tin sai lệch.
2. Tăng tốc độ phổ cập xét nghiệm, thuốc và vắc xin COVID-19
Vào năm 2021, ưu tiên hàng đầu của WHO sẽ là tiếp tục tiến độ công việc trên bốn trụ cột của ACT-Accelerator (ACT – Accelerator là một chương trình hợp tác toàn cầu mới mang tính đột phá nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và phân phối công bằng vắc-xin, phương pháp chẩn đoán và trị liệu nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 ở tất cả các quốc gia bất kể mức thu nhập), nhằm cung cấp quyền tiếp cận công bằng với vắc xin, xét nghiệm và các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng hệ thống y tế đủ mạnh để cung cấp chúng. Cung cấp các công cụ hữu hiệu cho tất cả những người cần chúng sẽ là chìa khóa để chấm dứt giai đoạn cấp bách đầu tiên này của đại dịch, và giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe mà nó đã gây ra.
3. Nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người
Vào năm 2021, WHO sẽ làm việc trên cả ba cấp của Tổ chức và với các đối tác trên toàn thế giới để giúp các quốc gia củng cố hệ thống nhằm đối mặt với COVID-19 và cung cấp tất cả các dịch vụ y tế thiết yếu cần thiết để giữ cho mọi người ở mọi lứa tuổi khỏe mạnh, sống và làm việc gần nhà mà không rơi vào cảnh nghèo đói.
Thực hiện và triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu mới của WHO ở các quốc gia, và bản tóm tắt UHC – một công cụ giúp các quốc gia xác định các dịch vụ y tế thiết yếu mà họ cần – chẳng hạn như đảm bảo rằng phụ nữ có thể sinh đẻ an toàn, trẻ em có thể được chủng ngừa và mọi người có thể được xét nghiệm và điều trị bệnh.
Để nâng cao hơn nữa công việc này, WHO sẽ dẫn đầu một chiến dịch toàn cầu nhằm tăng cường lực lượng lao động y tế toàn cầu vào năm 2021, Năm của Nhân viên Y tế.
4. Giải quyết bất bình đẳng về sức khỏe
Đại dịch COVID-19 đã thu hút sự chú ý đến sự chênh lệch sâu sắc kéo dài giữa và trong các quốc gia, một số trong số đó đang trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Vào năm 2021, WHO sẽ dựa trên dữ liệu mới nhất của mình và các cam kết quốc tế (và các hoạt động hiện có) để thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe toàn dân và giải quyết các vấn đề sức khỏe rộng hơn; sẽ làm việc với các quốc gia để giám sát và giải quyết những bất bình đẳng về sức khỏe do thu nhập, giới tính, dân tộc, nơi sinh sống, điều kiện giáo dục, nghề nghiệp và khuyết tật.
WHO sẽ tập trung vào các bước mà ngành y tế có thể thực hiện để đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế chất lượng ở tất cả các cấp, cũng như tham gia với các ngành khác để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường quyết định đến sức khỏe.
5. Cung cấp sự lãnh đạo toàn cầu về khoa học và dữ liệu
Một trong những bài học rõ ràng nhất mà đại dịch đã dạy cho chúng ta là hậu quả của việc bỏ bê hệ thống y tế. Vào năm 2021, WHO sẽ làm việc trên cả ba cấp của Tổ chức và với các đối tác trên toàn thế giới để giúp các quốc gia củng cố hệ thống nhằm đối mặt với COVID-19 và cung cấp tất cả các dịch vụ y tế thiết yếu cần thiết để giữ cho mọi người ở mọi lứa tuổi khỏe mạnh, sống và làm việc gần nhà mà không rơi vào cảnh nghèo đói.
Hai sáng kiến quan trọng sẽ làm nền tảng cho công cuộc này là việc thực hiện và triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu mới của WHO ở các quốc gia, và bản tóm tắt UHC – một công cụ giúp các quốc gia xác định các dịch vụ y tế thiết yếu mà họ cần – chẳng hạn như đảm bảo rằng phụ nữ có thể sinh đẻ an toàn, trẻ em có thể được chủng ngừa và mọi người có thể được xét nghiệm và điều trị bệnh.
Để nâng cao hơn nữa công việc này, WHO sẽ dẫn đầu một chiến dịch toàn cầu nhằm tăng cường lực lượng lao động y tế toàn cầu vào năm 2021, Năm của Nhân viên Y tế.
6. Tái khởi động các nỗ lực giải quyết các bệnh truyền nhiễm
Trong những thập kỷ gần đây, WHO và các đối tác đã hết sức nỗ lực để chấm dứt tai họa của bệnh bại liệt, HIV, bệnh lao và sốt rét, và ngăn chặn các dịch bệnh như sởi và sốt vàng da. COVID-19 đã làm trì trệ phần lớn công cuộc này vào năm 2020. Vì vậy, vào năm 2021, WHO sẽ giúp các quốc gia tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt và các bệnh khác cho những người không được tiêm chủng trong đại dịch; nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận với vắc-xin HPV như một phần của nỗ lực toàn cầu mới nhằm chấm dứt bệnh ung thư cổ tử cung vào năm 2020.
WHO sẽ làm việc với các đối tác để thực hiện lộ trình 10 năm mới cho các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs), với các mục tiêu và cột mốc toàn cầu nhằm ngăn chặn, kiểm soát, loại bỏ và loại trừ 20 loại bệnh NTDs; tăng cường các nỗ lực để chấm dứt AIDS, bệnh lao và sốt rét và loại bỏ bệnh viêm gan vi rút vào năm 2030.
7. Chống kháng thuốc
Những nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt các bệnh truyền nhiễm sẽ chỉ thành công nếu chúng ta có các loại thuốc hiệu quả để điều trị chúng. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiếp tục công việc mà WHO đã và đang thực hiện với các đối tác Một sức khỏe – Tổ chức Nông lương Thế giới và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) – và với các bên liên quan trong tất cả các lĩnh vực để bảo vệ các loại thuốc kháng sinh. Nhóm Lãnh đạo Toàn cầu mới về Kháng thuốc, bao gồm các trưởng ngành cũng như các nhà lãnh đạo chính trị, sẽ nhóm họp lần đầu tiên vào tháng 1 để thảo luận về các cách thúc đẩy công cuộc quan trọng này. Đồng thời, WHO sẽ cải thiện hơn nữa việc giám sát toàn cầu và tiếp tục hỗ trợ các kế hoạch hành động quốc gia, đảm bảo rằng kháng kháng sinh được đưa vào các kế hoạch tăng cường hệ thống y tế và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.
8. Ngăn ngừa và điều trị bệnh không lây nhiễm (BKLN) và các tình trạng sức khỏe tâm thần
Ước tính Y tế Toàn cầu mới nhất của WHO cho thấy các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây ra 7 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vào năm 2019. Năm 2020, chúng ta đã thấy những người mắc BKLN đặc biệt dễ bị tổn thương đối với COVID-19 như thế nào và nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng những chương trình tầm soát và điều trị các bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim đều có thể được tiếp cận bởi bất cứ ai cần chúng. Đây sẽ là trọng tâm chính vào năm 2021, cùng với Hiệp định Đái tháo đường Toàn cầu mới và chiến dịch giúp 100 triệu người bỏ thuốc lá.
Chúng ta cũng đã thấy tác động tàn phá của đại dịch và hậu quả là các lệnh đóng cửa, mất an ninh kinh tế, nỗi sợ hãi và sự chênh vênh của sức khỏe tâm thần của mọi người trên toàn thế giới. Vào năm 2021, chúng tôi sẽ hỗ trợ các nỗ lực mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng và cho những người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc thiên tai.
9. Tái xây dựng một hệ thống mạnh hơn
COVID-19 đã là một thời điểm quan trọng về nhiều mặt và mang đến một cơ hội đặc biệt để xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn, xanh hơn, lành mạnh hơn. Tuyên ngôn về Hồi phục Khỏe mạnh từ COVID-19, với mục tiêu giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và sức khỏe, giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện điều này.
Một hội nghị vào tháng 6 năm 2021 sẽ tập trung vào việc hỗ trợ y tế ở các Quốc gia Đảo nhỏ đang Phát triển. Mặt khác, WHO sẽ tiếp nhận các khuyến nghị từ Ủy ban WHO / UNICEF / Lancet năm 2020 để đảm bảo một hành tinh khỏe mạnh hơn cho con em của chúng ta và tiếp tục công việc cải thiện hệ thống dinh dưỡng và thực phẩm trên toàn thế giới – bao gồm cả việc thông qua chiến lược toàn cầu về an toàn thực phẩm và Hội nghị thượng đỉnh của Tổng thư kí Liên hợp quốc về Hệ thống thực phẩm vào tháng Chín.
10. Hành động đoàn kết
Một trong những nguyên tắc chính mà WHO đã nhấn mạnh trong suốt cuộc chiến chống lại COVID-19 là sự cần thiết phải thể hiện sự đoàn kết hơn nữa – giữa các quốc gia, tổ chức, cộng đồng và cá nhân, vá lành các vết nứt trong hệ thống phòng thủ của chúng ta và ngăn chặn vi rút phát triển.
Vào năm 2021, WHO sẽ ưu tiên xây dựng năng lực quốc gia thông qua công việc của WHO với các quốc gia thành viên với các sáng kiến mới, chẳng hạn như làm việc với các nhóm thanh niên, tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác với xã hội dân sự và khu vực tư nhân, đồng thời hợp tác với tổ chức WHO mới./.
Để lại bình luận