NHU CẦU HÀM LƯỢNG VITAMIN B12 HÀNG NGÀY
- Nam giới: 1,5mcg – Nữ giới: 1,5mcg
- Vitamin B12 được giải phóng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Để được hấp thu vào máu, nó cần phải kết hợp với một protein được gọi là yếu tố nội tại (intrinsic factor) do dạ dày tiết ra. Vitamin B12 rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Cùng với folate, vitamin này cũng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Ngoài ra nó cũng rất quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của hệ thần kinh; tham gia vào quá trình xây dựng ADN; giúp chuyển hóa chất béo và carbohydrate.
- Vitamin B12 chỉ có mặt tự nhiên trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, ngày nay vitamin này đã được bổ sung vào nhiều loại thực phẩm khác. Những người ăn chay, đặc biệt là trường phái ăn chay không sử dụng bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật (kể cả sữa), sẽ có nguy cơ thiếu vitamin B12 rất cao; vì vậy cần phải sử dụng thêm sản phẩm bổ sung vitamin này.
BỆNH DO THIẾU VITAMIN B12
- Tình trạng thiếu vitamin B12 có thể xảy ra ở những người không thể sản sinh được yếu tố nội tại, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng thiếu máu ác tính. Vì vitamin B12 được hấp thu ở ruột non (hồi tràng) nên những người đã bị phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng cần phải được tiêm vitamin này.
- Nhiều người cao tuổi mất khả năng sản sinh axit dạ dày và men pepsin (một loại enzyme giúp tách vitamin B12 ra khỏi thức ăn), chính vì vậy mà họ hấp thu được ít vitamin B12 hơn. Do đó người cao tuổi cũng là đối tượng cần phải bổ sung thêm loại vitamin này.
- Ngoài ra, người cao tuổi có thể có quá nhiều vi khuẩn trong dạ dày (loại vi khuẩn thường bị axit trong dạ dày tiêu diệt). Các vi khuẩn này sử dụng gần hết vitamin B12 do thức ăn cung cấp, chỉ chừa lại một lượng rất ít cho cơ thể sử dụng.
Các triệu chứng thể hiện tình trạng thiếu vitamin B12 bao gồm: thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anaemia), tổn thương thần kinh (thường cảm thấy ngứa râm ran ở bàn tay và bàn chân), viêm ở lưỡi và miệng. Tình trạng thiếu hụt kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Chứng mất trí cũng có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12.
THỰC PHẨM CUNG CẤP VITAMIN B12
Mỗi 50 – 250g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 0,5mcg vitamin B12.
* Các sản phẩm từ sữa
* Nội tạng động vật (gan, tim, cật)
* Trứng
* Thịt bò
* Hải sản
BỆNH THIẾU MÁU
- Đây là chứng bệnh do haemoglobin bị thiếu hụt hoặc có cấu tạo bất thường, dẫn đến các tế bào và các mô không nhận đủ ô-xy. Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi liên miên, da xanh xao và thở gấp mỗi khi gắng sức. Nguyên nhân gây thiếu máu còn có thể do thiếu vitamin và khoáng chất.
- Thiếu máu do thiếu sắt: do hàm lượng chất sắt trong cơ thể quá thấp, không đủ để tạo thành haemoglobin. Chứng thiếu máu này thường là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất sắt hoặc do bị mất quá nhiều máu.
- Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ: do thiếu vitamin B12 và folate. Hai loại vitamin này rất quan trọng đối với sự hình thành các tế bào hồng cầu và sự thiếu hụt bất cứ vitamin nào trong hai loại này đều khiến cho hồng cầu lớn bất thường, được gọi là đại hồng cầu (macrocyte) hay nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblast). Khi đó, hồng cầu không thể phân chia giống như bình thường và không thể vận chuyển ô-xy một cách hiệu quả.
- Thiếu máu ác tính: bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ đôi khi sẽ tiến triển bởi phản ứng tự miễn, khi mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn công thành trong dạ dày. Kết quả là làm giảm số lượng các yếu tố nội tại do thành trong dạ dày tiết ra và dẫn đến thiếu vitamin B12 – vitamin B12 cần phải kết hợp với yếu tố nội tại để được cơ thể hấp thu vào máu và sử dụng. Bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ có nguyên nhân do phản ứng tự miễn được gọi là bệnh thiếu máu á
“DINH DƯỠNG CHÌA KHÓA VÀNG CHO SỨC KHỎE”
Để lại bình luận