Phải, bên trong dạ dày của chúng ta có chứa một hỗn hợp acid có tên khoa học là Gastric acid bao gồm axid hydrochloric (HCl) và các muối kali clorua (KCl) natri clorua (NaCl). Nó đóng vai trò chính trong việc tiêu thụ các protein bằng cách kích hoạt các enzyme tiêu hóa, phá vỡ chuỗi axit amin dài của protein. nồng độ Ph của nó là từ 1-3, tức đây là hỗn hợp có tính acid cực kì mạnh. Lí do là bởi vì thành phần chính của hỗn hợp này là acid Hydrochlorid (HCl), loại acid vô cơ có tính ăn mòn cực kì cao và có thể ăn mòn da nếu tiếp xúc.
Nhưng vì sao nó lại có thể tồn tại trong dạ dày mà chúng ta vẫn bình an vô sự?
Tất cả là nhờ những tế bào khác bên trong dạ dày tạo ra các chất nhầy Mucus bao bọc mặt trong của dạ dày, bảo vệ nó khỏi sự ăn mòn của acid. Chúng là một hỗn hợp đặc chứa các muối vô cơ, các enzym chống vi khuẩn và các glycoprotein.
Sản xuất axit dạ dày được điều hòa bởi cả hệ thống thần kinh tự trị và một số hormone. Các hệ thống đối giao cảm thần kinh , thông qua các dây thần kinh phế vị , và các hormone gastrin kích thích tế bào thành để sản xuất axit dạ dày, cả hai hoạt động trực tiếp trên tế bào thành thông qua sự kích thích của hormone histamine. Dạ dày của một người trưởng thành có thể tiết ra khoảng 1,5 lít loại acid này mỗi ngày.
Con người ta cũng không phải là sinh vật duy nhất có chứa thứ hỗn hợp nguy hiểm này bên trong cơ thể, nhiều loại động vật có vú khác cũng chứa chúng ví dụ như cá voi, linh trưởng,….
Vai trò của axit dạ dày trong quá trình tiêu hóa được ghi chép vào những năm 1820 và 1830 bởi William Beaumont khi quan sát Alexis St. Martin, người mà do một vụ tai nạn đã có một lỗ thủng trong dạ dày, cho phép Beaumont quan sát quá trình tiêu hóa và để chiết xuất acid, xác minh rằng chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thực phẩm.
Nguồn: Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ Science Realm.
Để lại bình luận