1. Rãnh Mariana được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 19
Rãnh Mariana được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1858 bởi một con tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Anh mang tên “HMS Challenger”. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1951, tàu Challenger II mới thực hiện những khảo sát ban đầu về nơi sâu nhất trái đất này.
Bằng kỹ thuật sóng âm tại thời điểm bấy giờ, người ta đã ước lượng được phần đáy của rãnh Mariana có độ sâu khoảng 10.900 mét và điểm tận cùng này cũng đã được đặt theo tên của con tàu khám phá ra nó- vực thẳm Challenger.
2. Bạn có thể đặt cả đỉnh núi Everest xuống rãnh Mariana
Rãnh Mariana sâu đến 10.898 mét. Để dễ hình dung, chúng ta hoàn toàn có thể đặt cả đỉnh núi cao nhất thế giới- Everest vào đây mà vẫn còn thừa đến khoảng 2km chỗ trống mới chạm tới mặt nước biển. Rãnh Mariana cũng là nơi sâu nhất trên lớp vỏ trái đất. Thậm chí, điểm tận cùng của rãnh này chỉ cách tâm trái đất 6.366 km.
Vào ngày 26/3/2012, đạo diễn lừng danh James Cameron đã trở thành người đầu tiên chinh phục rãnh Mariana bằng việc điều khiển con tàu ngầm Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét. Chuyến đi này của ông cũng mang đến cho các nhà khoa học nhiều khám phá vô cùng thú vị về “đáy vực” của địa cầu này.
3. Bạn có thể bị nghiền nát bởi áp suất ở rãnh Mariana
Với độ sâu hơn 10 km của mình, đáy của rãnh Mariana có thể coi là một trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất thế giới. Ở nơi đây, ánh mặt trời không thể chiếu đến, nước biển thì lạnh cắt da cắt thịt.
Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất, phải kể đến áp suất khủng khiếp mà nước biển gây ra ở độ sâu này. Hãy tưởng tượng rằng, nếu bạn bị thả xuống điểm tận cùng của rãnh Mariana, thì mỗi inch vuông trên cơ thể sẽ phải chịu một áp lực lên tới 8 tấn, tức là bằng với trọng lượng của chiếc xe tải trên hình.
NGUỒN: TỔNG HỢP
Để lại bình luận