Bé ti đêm nhiều, nỗi khổ không ngon giấc của các mẹ bỉm. Khi ti đêm thành thói quen bé có thể tỉnh giấc liên tục để tìm ti , theo thói quen phải ti rồi mới ngủ lại được.
Sau đây là các tác hại khi cho bé bú đêm:
Ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất
Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Về mặt sinh lý, hormone tăng trưởng xuất phát từ não bộ giúp tăng chiều cao được tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện trẻ đã đi vào giấc ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu sau khi ngủ từ một đến hai tiếng đồng hồ.
Nếu bé thường xuyên thức để bú đêm thì giấc ngủ sẽ bị gián đoạn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và khiến bé bị chậm phát triển chiều cao so với lứa tuổi.
Hơn nữa ngủ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì thức ăn các bé ăn được hoàn toàn phục vụ cho việc tạo dựng tế bào chứ không phải để đốt cháy cho các hoạt động thể chất do đó bé dù bú ít nhưng ngủ sâu thì vẫn tăng trưởng chiều cao tốt
Nguy cơ sâu răng
Một lý do nữa khiến các mẹ nên hạn chế cho bé bú vào ban đêm là do các vấn đề nảy sinh đối với sức khỏe răng miệng của bé, đặc biệt là vào giai đoạn bé bắt đầu mọc răng.
Mặc dù trước đó mẹ đã vệ sinh răng bé kỹ càng nhưng sữa từ những cữ bú đêm sẽ tạo thành những mảng bám cứng đầu xung quanh răng của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, răng bé sẽ sâu, hư hại và ảnh hưởng không tốt đến quá trình thay răng sau này.
Bé càng dễ bị béo phì ngay từ khi còn rất nhỏ
Ban đêm, một mặt do mẹ cũng mệt mỏi và buồn ngủ, một mặt bản thân bé cũng không đủ tỉnh táo và nhận thức nên bú đêm dễ khiến bé bú quá no, dẫn đến dinh dưỡng quá thừa thãi. Về lâu dài, bé phát triển quá mức bình thường, có xu hướng béo phì và bất lợi cho sức khỏe toàn thân.
Đột tử vì ngạt
Cho bé bú đêm có thể cướp đi sinh mạng của bé, chuyện tưởng chừng hy hữu nhưng đã được chứng minh bằng những câu chuyện thương tâm có thật. Khi bú vào ban đêm, trẻ không hoàn toàn tỉnh táo và mẹ cũng vậy. Có rất nhiều bé đang bú sữa lại rơi vào tình trạng ngủ gật.
Nếu mẹ cũng mơ màng, nửa tỉnh nửa mê sẽ vô ý không kịp thời phát hiện. Khi ấy, lượng sữa đang bú dở có thể chảy vào khí quản của bé gây nên tình trạng ngạt thở.
Nếu bé còn quá nhỏ và bú sữa mẹ trực tiếp, bầu vú của mẹ chèn ép đường thở cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đột tử bất thường.
Ngay cả trong trường hợp bé bú khi hoàn toàn tỉnh táo và bú khỏe nhưng khi mẹ không đủ tỉnh táo kiểm tra tốc độ mút, nuốt và tình trạng tiết sữa thì trẻ vẫn có nguy cơ bị sặc sữa nếu sữa tiết quá nhiều mà không có sự điều chỉnh can thiệp. Sặc sữa đêm rất nguy hiểm vì phát hiện khi đã muộn và đa phần đều có cái kết rất thương tâm.
Đầy bụng khó tiêu
Bú đêm dễ khiến bé bị đầy hơi, trướng bụng khó tiêu vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và hoạt động chậm hơn vào ban đêm. Khi được bú sữa quá thường xuyên, trẻ dễ bị nôn trớ, chậm hấp thu dinh dưỡng, biếng ăn vì gặp các vấn đề về dạ dày.
Hơn nữa, bú đêm như một thói quen sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa và phá vỡ sự trao đổi chất trong cơ thể. Chính bởi vậy mà dù bú nhiều nhưng trẻ lại càng ngày càng còi cọc, chậm lớn.
Ngoài ra, tình trạng đầy bụng, khó tiêu còn có thể khiến bé bị nôn trớ. Nôn trớ nếu xảy ra khi bé nằm ngủ sẽ rất nguy hiểm, nó có thể gây sặc và làm ngạt đường thở.
Bú đêm nhiều chất lượng bữa ăn ban ngày của bé rất kém
những bé bú đêm nhiều thường ngủ ko ngon và dậy muộn, bỏ qua bữa ăn quan trọng là bữa sáng . Sau 1 tuổi sữa ko thay thế hết được bữa sáng của bé.
Ăn và ngủ liên quan rất mật thiết với nhau. bé cần có khoảng thời gian tiêu hóa thức ăn và cảm thấy đói . sau khi dậy từ giấc ngủ sâu bé sẽ ăn ngon miệng hơn
Để lại bình luận