Năm 1943, nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow đã đưa ra Tháp nhu cầu Maslow hay Maslow’s hierarchy of needs.
Maslow cho rằng, nhu cầu của con người được chia theo các cấp bậc khác nhau từ nhu cầu cơ bản ( ở tầng dưới cùng) cho đến các nhu cầu cao hơn ở các cấp bậc cao hơn được xếp các tầng phía trên. Lý thuyết này sau khi đưa ra đã gây nên sức ảnh hưởng vô cùng lớn bởi những ứng dụng tuyệt vời của nó trên mọi lĩnh vực. Đầu tiên phải kể đến là quản trị nhân sự, đào tạo hay quản trị marketing… Tháp nhu cầu Maslow còn được sử dụng để giải thích một vài hiện tượng trong cuộc sống.
5 cấp bậc của Tháp nhu cầu Maslow:
Tầng 1: Nhu cầu cơ bản (basic needs)
Nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, tình dục…là những nhu cầu mạnh mẽ nhất và không thể thiếu được của con người. Nó được xếp ở dưới cùng của Tháp nhu cầu Maslow. Nếu thiếu đi những nhu cầu cơ bản này thì chúng ta không thể tồn tại được, và những nhu cầu cao hơn cũng không thể xuất hiện.
Tầng 2: Nhu cầu về an toàn – được bảo vệ (safety needs)
Tầng thứ hai của Tháp nhu cầu Maslow là sự an toàn. Đó là việc bạn không chỉ ăn thôi chưa đủ, mà còn phải là ăn những thức ăn sạch, hít thở trong bầu không khí trong lành, được sống trong môi trường đảm bảo trật tự an ninh.
Tầng 3: Nhu cầu về xã hội – kết nối (social needs)
Sau nhu cầu được bảo vệ là nhu cầu kết nối với xã hội. Ở tầng thứ ba này, thể hiện mỗi người đều mong muốn được gắn bó với một tổ chức hay một nơi nào đó, và muốn được yêu thương. Vì vậy, chúng ta luôn muốn có những mối quan hệ như bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, các câu lạc bộ đội, nhóm,..
Tầng 4: Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
Có 2 trạng thái đối với nhu cầu ở bậc thứ 4 này, đó là: Nhu cầu được người khác quý trọng và công nhận bản thân. Ngoài ra là việc tự mình tôn trọng bản thân và tự tin vào năng lực của mình. Khi đáp ứng được nhu cầu thứ ba là nhu cầu về kết nối trong xã hội thì con người trong một tập thể muốn có nhu cầu được tôn trọng và công nhận năng lực của mình. Đó là động lực thúc đẩy họ nỗ lực hơn trong công việc.
Tầng 5: Nhu cầu thể hiện mình (self-actualizing needs)
Nhu cầu ở bậc thứ 5 này cũng là nhu cầu khó đạt được nhất. Theo Maslow, nhu cầu của cá nhân muốn được là chính mình, được làm việc mà bản thân sinh ra để làm. Đó là sự khát khao của mỗi cá thể trong việc thể hiện thế mạnh của bản thân, cống hiến sức lực của mình cho xã hội.
Nguồn: Bài viết được thực hiện và tổng hợp và dịch thuật bởi Science Realm.
Để lại bình luận