Tật bệnh đối với cơ thể con người là có thể dự phòng, virut máy tính cũng vậy. Cách tốt nhất để phòng chống việc lây truyền virut máy tính là cắt đứt mối liên hệ giữa virut và nguồn lây nhiễm. Sự xâm nhập của virut máy tính chủ yếu là chương trình mang virut được đưa vào đĩa từ, hoặc từ một chương trình mang virut do trao đổi thông tin trên mạng. Bởi vậy, người sử dụng máy tính không dùng chung phần mềm hoặc đĩa mềm không rõ lai lịch thì phải hết sức cảnh giác và phải áp dụng những biện pháp phòng chống nghiêm ngặt.
Khi sử dụng một đĩa bên ngoài, trước hết cần kiểm tra cẩn thận, xem có mang virut không.
Nếu phát hiện là có thì tuyệt đối không dùng trên máy mình nữa, nếu không hậu quả khôn lường.
Hiện nay việc phục chế (in sang) đĩa mềm đang là phổ biến. Và virut máy tính thường lan truyền từ việc phục chế này. Bởi vậy, tuyệt đối không tùy tiện phục chế đĩa mềm không rõ nguồn gốc. Hám lợi thường dẫn đến tai hại. Đĩa mềm tự làm hoặc mua tại cửa hàng đại lý thường là an toàn, không mang virut. Còn đĩa mềm từ các nguồn khác thì không đảm bảo. Vì thế, khi ta sử dụng đĩa mềm phải chú ý những điểm khác như sau:
(1) Hết sức tránh dùng đĩa mềm để khởi động máy, đặc biệt đối với đĩa mềm nguồn gốc không rõ ràng. Nếu cần thiết thì nên dùng đĩa hệ thống ban đầu, hoặc đĩa đã biết chắc là không có virut.
(2) Cẩn thận khi dùng phần mềm công cộng hoặc phần mềm dùng chung
(3) Cấm ngặt việc vận hành trên máy bất kỳ loại đĩa trò chơi nào không rõ nguồn gốc và không chính đáng; cả những chương trình không rõ lai lịch.
(4) Dữ liệu quan trọng trong hệ thống phải chuẩn bị sẵn để phòng bất trắc.
(5) Với những hạng mục quan trọng cần thi hành chế độ chuyên dụng như máy riêng, đĩa riêng. Hết sức tránh việc “chứng nhận đảm bảo” cho đĩa mềm (tức là chỉ đọc dữ liệu mà không thể viết dữ liệu).
(6) Với hệ thống phần mềm mới mua, trước khi sử dụng cần tiến hành kiểm tra virut, phòng tránh trước. (Sử dụng USB cũng rất dễ nhiễm virut, cần quét virut trước khi mở – btv)