Nếu như nói đến các thành viên có thân hình lớn nhất trong thế giới sinh vật thì hầu như tất cả mọi người đều biết dưới hải dương có cá voi, trên mặt đất có voi và còn có loại cây thông lớn thân cao đến 100 m. Nhưng nếu muốn hỏi hình dáng của sinh vật nào là nhỏ nhất thì rất khó trả lời.
Trước đây, mọi người đều cho rằng vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé nhất, bởi vì mắt thường của con người không nhìn thấy được, mà phải sử dụng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy được.
Năm 1892, nhà khoa học người Nga Ivanovoski đã phát hiện ra một loại siêu vi trùng, hình dáng thực sự quá nhỏ, kính hiển vi thông thường về cơ bản không thể tìm được tung tích của nó, phải dựa vào kính hiển vi phóng lớn mấy vạn lần hoặc mấy chục vạn lần mới có thể làm cho siêu vi trùng đó hiện hoàn toàn nguyên hình.
Lúc đầu, mọi người cho rằng siêu vi trùng đó không thuộc về sinh vật, bởi vì kết cấu của nó quá đơn giản, ngay cả một tế bào hoàn chỉnh cũng không có. Ngoài ra, nó cũng không giống như các vi sinh vật khác, có thể phát triển và sinh sôi trong nơi nuôi cấy. Sau khi con người lấy siêu vi trùng ra từ trong tế bào, dường như không biểu hiện ra hiện tượng có sự sống, nhưng sau khi đưa chúng vào tế bào thì lại hiện ra đặc trưng của sự sống hoàn toàn. Siêu vi trùng hầu như nằm ở giáp ranh sinh vật và phi sinh vật.
Sau khi siêu vi trùng được phát hiện thì tất cả các nhà khoa học đều công nhận siêu vi trùng là vi sinh vật nhỏ nhất.
Nhưng đến năm 1971, các nhà khoa học phát hiện ra kẻ đầu sỏ gây ra bệnh thân củ hình cọc sợi cho củ khoai tây là một loại vật chất sinh vật nhỏ hơn, đơn giản hơn so với siêu vi trùng. Nó còn nhỏ hơn 80 lần so với siêu vi trùng nhỏ nhất đã biết lúc đó. Do vậy, các nhà khoa học đặt tên nó là “virut”.
Virut không có protein, chỉ có axit nucleic, ngoài ra khối lượng phân tử (phân tử lượng) của cả cơ thể gần như bằng với một số phân tử hữu cơ không có sự sống. Bởi vậy, virut chính là vi sinh vật nhỏ nhất hiện nay mà loài người phát hiện được.