Trong động vật bò sát trên thế giới hiện nay, rắn, thằn lằn hay rùa sau khi đẻ trứng thì con mẹ thường dùng bùn, cát v.v. để phủ những quả trứng này, sau đó trứng nở ra an toàn hay bị kẻ địch ăn mất, chỉ có thể phó thác cho số phận. Khủng long là động vật bò sát liệu chúng sinh sản và nuôi con có giống bò sát hiện đại không?
Năm 1978, nhà khủng long học người Mĩ tại một địa phương của bang Montana đã phát hiện một nơi trú ngụ tập thể của khủng long. Trong hang ổ to lớn này, có trứng và cũng có phôi thai sắp nở, còn có khủng long con vừa nở ra từ vỏ. Răng của những chú khủng long con này có dấu hiện mài mòn rõ ràng, cho thấy đã bắt đầu ăn uống, nhưng sự phát triển của tứ chi lại không hoàn toàn, hiển nhiên vẫn chưa bắt đầu bò với ý nghĩa thật sự. Do vậy, tiến sĩ cho rằng, chúng ở trong tổ được bố mẹ hay những con khủng long trưởng thành khác cung cấp thức ăn cần thiết để sinh trưởng cũng giống như loài chim hiện nay nuôi nấng đời sau vậy. Nhưng loài khủng long được cho rằng, có thể nuôi được con này thì được gọi là “khủng long từ mẫu”, còn học thuyết này được gọi là “thuyết khủng long nuôi con”.
Cho đến nay, ở rất nhiều nơi trên thế giới, đã lần lượt phát hiện được nhiều dấu vết hoá thạch của khủng long, nhận thấy có loài khủng long ăn cỏ giống như “khủng long từ mẫu” vậy. Loài khủng long này lúc ra ngoài hoạt
động thành đàn. Phân tích vết chân cho thấy, khi các con khủng long ra ngoài, khủng long lớn xếp ở hai bên, khủng long con thì được bảo vệ ở giữa hàng, giống như đàn voi mà chúng ta thường thấy ngày nay, chỉ dựa vào một phần tình yêu này, chúng đã đủ để có thể tiếp nhận tên gọi đẹp “khủng long từ mẫu” này.
Tuy nhiên, không ít nhà sinh vật cổ học cho rằng, chỉ dựa vào những chứng cứ trên thì không thể chứng minh khủng long có thể có mục đích nuôi nấng chăm sóc đời sau của mình được. Bởi vì bất cứ động vật bò sát nào hiện tồn tại trên thế giới đều không có biểu hiện ra tình yêu như vậy. Cá sấu đã làm rất triệt để, nhưng chúng cũng chỉ là mang nước đến cho cá sấu con vừa chui ra khỏi trứng thì coi như đã hoàn thành xong nhiệm vụ, còn cá sấu con liệu có thể do không thạo sông nước, không quen kiếm ăn hay do các nhân tố khác mà phát sinh nguy cơ sinh tồn thì chỉ có thể mặc cho số phận. Còn về tỉ lệ giữa trọng lượng cơ thể và trọng lượng của não cho thấy, động vật bò sát, đặc biệt là khủng long không thể sánh được với lớp chim và lớp động vật có vú. Vì vậy, khủng long có thực sự thông minh đến mức có thể nuôi được khủng long con hay không thì vẫn là một dấu hỏi lớn, ít nhất cho đến ngày nay, điều này vẫn chỉ là một sự suy đoán của các nhà khoa học.