Ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường nổi tiếng nhất là “Ngày Trái Đất” và “Ngày Môi trường thế giới”. Ngoài ra một số tổ chức quốc tế còn đặt ra một số ngày lễ khác mục đích nhằm kêu gọi mọi người phải bảo vệ Trái Đất. Ví dụ: Ngày 21/3 là “Ngày bảo vệ rừng thế giới”. Nhiều nước căn cứ vào đặc điểm môi trường và nhu cầu của mình còn đặt ra T ết trồng cây. Ví dụ Trung Quốc chọn ngày 12/3 làm ngày T ết trồng cây.
Ngày 23/3 hàng năm là “Ngày Khí tượng thế giới”. Mục đích là để nhân dân toàn thế giới nhận thức rằng: bầu khí quyển là tài nguyên chung của nhân loại, bảo vệ khí quyển đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi người.
Tháng 12/1994, Liên hợp quốc khóa 49 đã quyết định lấy ngày 17/6 hàng năm làm “Ngày Thế giới chống hoang hóa và chống hạn, lụt” kêu gọi
Chính phủ các nước phải coi trọng chống đất đai sa mạc hóa. Đó là vấn đề có tính toàn cầu và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ngày 11/7/1987 là ngày sinh em bé thứ 5 tỉ của Trái Đất. Năm 1990, Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 11/7 hàng năm là “Ngày Dân số thế giới”, hi vọng để nhân dân các nước chú trọng đến vấn đề dân số, tích cực tìm các biện pháp để hạn chế gia tăng dân số.
Ngày 16/9 là “Ngày Bảo vệ tầng ôzôn quốc tế”. Ngày này nhằm kỉ niệm lễ kí kết “Nghị định thư Monrean về vấn đề sử dụng khí Freon”, yêu cầu tất cả các nước kí Nghị định thư căn cứ vào mục tiêu đã quy định để có những hành động cụ thể nhằm kỉ niệm ngày lễ đặc biệt này.
Tổ chức Nông lương thực Khóa 20 của Liên hợp quốc lấy ngày 16/10 hàng năm làm “Ngày Lương thực thế giới”, yêu cầu các nước thành viên phải triển khai những hoạt động nhằm kêu gọi nhân dân toàn thế giới hãy coi trọng việc phát triển lương thực và sản xuất nông nghiệp.
“Công ước tính đa dạng của sinh vật” bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/12/1993, do đó Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 2 đã tuyên bố lấy ngày 29/12 hàng năm làm “Ngày tính đa dạng sinh vật quốc tế”