Trên thế giới có một số nhạc sỹ đạt tới thành tựu cao đều có thêm một danh hiệu tôn xưng đặt trước tên mình. Trong số đo riêng một mình nhà soạn nhạc Áo nổi tiếng Beethoven có được cái danh hiệu “Nhạc Thánh”
Beethoven từ nhỏ đã sống trong cảnh bẩn cùng, ông phải vừa làm việc kiếm tiền vừa học tập và nhờ đó mới có được tri thức mới và tư tưởng mới. Cuộc sống gian khổ đã mài giũa ý chỉ của ông. Vì thế trong các tác phẩm của ông luôn luôn thấy nổi lên chủ đề đấu tranh chống lại số phận.
Beethoven không bao giờ chiều theo thói đời, không bao giờ a dua với thời thế. Nhờ tài năng xuất chúng và với phẩm cách bất khuất của mình, ông đã được tất cả các đồng nghiệp tôn kính, được người đời khâm phục.
Năm 1815, ông 45 tuổi, hai tai bỗng nhiên đều bị điếc, nhưng ông dựa vào những cố gắng kiên cường, dù cho tai điếc vẫn soạn ra được những tác phẩm kiệt xuất, trong số đó có bản “Giao hưởng hợp xướng” (cũng gọi là bản Giao hưởng số 9).
Nếu nh các “thánh nhân” thường có trí tuệ và phẩm cách siêu phàm, thoát tục, thì trong cái danh hiệu “Nhạc Thánh” của Beethovenkhông những chỉ bao hàm nội dung nói trên, mà lại còn hàm ý cả phong cách tư tưởng và thể nghiệm độc đáo.
Chúng ta có thể tìm trong bản Giao hưởng Định mệnh (cũng gọi là bản Giao hưởng số 5) mà nghe thấy cái tâm thanh như một triết nhân muốn tìm hiểu ý nghĩa chân chính của đời sống con người, cũng có thể dựa vào bản Giao hưởng Anh hùng (cũng có tên là bản Giao hưởng số 3) để nghe thấy những gì Beethoven ca ngợi và tỏ lòng tôn kính các anh hùng, càng có thể dựa vào bản Giao hưởng Điền viên (cũng còn được gọi là bản Giao hưởng số 6) để nghe thấy những lời âu yếm hướng vọng tới thiên nhiên của ông.
Trong các tác phẩm của Beethovenđã đúc hợp các khổ nạn của ông, dũng khí của ông, niềm hoan lạc của ông và cả nỗi bi ai của ông. Lãnh vực nghệ thuật và lãnh vực tư tưởng mà ông đạt tới thì cả thời bấy giờ lẫn cho tới ngày nay chưa có một người nào khác vươn tới được. Có thể nói Beethovenkhông hổ thẹn với danh hiệu “Nhạc Thánh” mà người ta tặng cho ông.