Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá của trẻ em từ 5 – 10 tuổi, hút chất dinh dưỡng trong cơ thể làm cho trẻ em thiếu dinh dưỡng, phát triển không tốt.
Cùng với sự phát triển của ngành y học và sự coi trọng của con người đối với sức khoẻ, tỉ lệ bệnh kí sinh trùng mà loài người mắc phải trong các loại bệnh tật đã giảm xuống nhanh chóng. ở một số nước và thành phố, loại bệnh này hầu như không còn xuất hiện nữa. Điều này phải được coi là đáng mừng. Song các chuyên gia lại phát hiện, cùng với sự giảm xuống nhanh chóng của bệnh kí sinh trùng, một số bệnh dị ứng không ngừng tăng lên như bệnh dị ứng phấn hoa, nguyên nhân tại sao vậy?
Hoá ra, trong cơ thể người có một loại kháng thể gọi là “cầu miễn dịch protein E” kết hợp cùng với các tế bào lớn như niêm mạc, da…, khi chúng ở trạng thái kết hợp, như gặp phải các kháng nguyên như phấn hoa, ve-bet… xâm nhập vào cơ thể con người thì “cầu miễn dịch protein E” cũng vứt bỏ trạng thái vốn có để kết hợp với chúng, các tế bào lớn lại thừa cơ phóng ra các chất hoá học như tổ chức amin, từ đó dẫn đến nhiều chứng bệnh như hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngứa ngáy…
Nhưng nếu như trong cơ thể con người đã có kí sinh trùng thì “cầu miễn dịch protein E” xuất hiện trong cơ thể sẽ có một chút thay đổi, chúng ta gọi nó là “cầu miễn dịch protein E không đặc biệt”. Sự kết hợp giữa kháng thể loại này với các tế bào lớn rất bền vững. Khi những kháng nguyên như phấn hoa, ve-bet… xâm nhập vào thì chúng sẽ “dũng cảm xông ra”. Như vậy thì các tế bào lớn cũng không có cơ hội phóng ra những chất hoá học như tổ chức amin và bệnh dị ứng cũng sẽ không xuất hiện nữa.
Xem ra, kí sinh trùng cũng không phải là không có ích đối với loài người, ít nhất có một số kí sinh trùng có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của bệnh dị ứng. Đương nhiên, nếu như kí sinh trùng này vừa không có hại đối với loài người lại vừa có thể giúp loài người chống lại bệnh tật thì đó là điều rất tốt.