Mùa hè, trong rừng cây hoặc trong bụi cỏ, những con đom đóm bay lập loè phát ra ánh sáng đẹp và tôn lên ánh sao, đây là hiện tượng sinh vật phát sáng mà mọi người đều biết. Nhưng, thực vật cũng có thể phát sáng, bạn đã thấy hiện tượng đó chưa?
Như năm trước, ở huyện Đan Đồ của tỉnh Giang Tô có nhiều người đã nhìn thấy mấy cây liễu có thể phát sáng. Ban ngày, những cây này đứng ủ rũ bên bờ ruộng, không hề thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng đến đêm nó lại toả ra ánh sáng le lói thẩn bí và có màu xanh nhạt, cho dù mưa to gió lớn hay những ngày nắng gay gắt cũng kéo dài không nghỉ. Những cây liễu thông thường này sao lại có thể phát sáng được? Qua nghiên cứu, cuối cùng cũng giải đáp được hoài nghi. Hoá ra, cái phát sáng không phải là bản thân cây liễu mà là một loại nấm sống ký sinh trên thân cây liễu, bản thân các sợi nấm của nấm Jiamihuan phát ra ánh sáng, do đó loại nấm này có thể phát sáng, mọi người gọi nó là “Nấm sáng”. Loại nấm này phân bố phổ biến ở một dải Tô Châu, Triết Giang, An Huy, nó chuyên đi tìm và sống ký sinh ở một số cây, lớn lên thành thể sợi nấm có mẩu trắng giống như sợi bông, hút chất dinh dưỡng của thực vật, ăn no rồi thì lại phát sáng, chỉ vì ban ngày nhìn không ra, chúng ta luôn luôn nhìn chúng mà không nhận ra mà thôi. Hôm nay, bạn nhìn thấy “Miếng nấm sáng” và “Đơn thuốc nấm sáng” ở trong phòng thuốc chính là loại thuốc được làm từ loại nấm phát sáng này, là phương thuốc chữa trị tương đối hiệu quả đối với bệnh viêm túi mật và viêm gan.
Nếu bạn là một người sống gẩn biển, trong những đêm tối như mực, có lúc có thể nhìn thấy trên mặt biển những luồng ánh sáng màu trắng như sữa hoặc màu xanh lam, thông thường được gọi là lửa biển, thợ lặn dưới đáy biển có thể gặp những luống sáng mê người như ánh sáng các vì sao trên bẩu trời ở dưới đáy biển, thật chẳng khác nào động tiên! Hoá ra đây là một số loại sinh vật phát sáng thuộc loại tảo, tế bào nấm và những động vật nhỏ tập hợp thành đám phát sáng.
Nghe nói, trong một triển lãm quốc tế ở Pari Pháp năm 1900, phòng quang học có một gian triển lãm sáng tạo ra một hình thức mới, trong đó không có một bóng đèn nào nhưng lại rất sáng, thì ra là trong một bình thuỷ tinh có nuôi tế bào nấm phát sáng, làm cho mọi người không ngớt kinh ngạc.
Thực vật tại sao lại phát sáng được? Đó là bởi vì trong thân của những thực vật này có một loại vật chất phát sáng đặc biệt chất huỳnh quang và chất xúc tác huỳnh quang. Trong quá trình hoạt động sống cẩn phải tiến hành oxy hoá sinh vật, chất huỳnh quang này bị oxy hoá dưới tác dụng của chất xúc tác, đồng thời giải phóng ra năng lượng, loại năng lượng này được biểu hiện ra dưới hình thức phát sáng, đó là những ánh sáng của sinh vật mà chúng ta nhìn thấy.
Ánh sáng của sinh vật là một loại ánh sáng lạnh, hiệu suất phát sáng của nó rất cao, có tới 95% có khả năng chuyển thành ánh sáng, hơn nữa ánh sáng màu sắc êm dịu và thích hợp. Các nhà khoa học có được gợi ý của ánh sáng lạnh, mô phỏng nguyên lý phát sáng của sinh vật để chế tạo ra rất nhiều nguồn ánh sáng có hiệu quả cao và mới.
Ứng Dụng Đa Dạng Của Nhựa Nguyên Sinh Trong Cuộc Sống Hiện Đại
Nhựa nguyên sinh là một loại nguyên liệu quan trọng và không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Với đặc tính vượt trội về độ tinh khiết, bền bỉ và an toàn, nhựa nguyên sinh đã góp phần tạo nên các sản phẩm chất lượng cao phục vụ đa dạng nhu cầu của con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các ứng dụng nổi bật của nhựa nguyên sinh trong đời sống và lý do tại sao loại vật liệu này lại trở thành lựa chọn ưu tiên trong nhiều lĩnh vực.
Nhựa Nguyên Sinh Là Gì?
Nhựa nguyên sinh là loại nhựa được sản xuất trực tiếp từ dầu mỏ hoặc khí tự nhiên thông qua quy trình hóa học phức tạp. Không giống như nhựa tái chế, nhựa nguyên sinh chưa từng qua sử dụng hay pha trộn tạp chất, do đó đảm bảo độ tinh khiết, bền và đẹp. Nhựa nguyên sinh có thể được chia thành nhiều loại, phổ biến nhất là nhựa PP, PE, PVC và ABS.
Ứng Dụng Của Nhựa Nguyên Sinh Trong Các Ngành Công Nghiệp
1. Ngành Công Nghiệp Bao Bì
Nhựa nguyên sinh được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì thực phẩm, chai nhựa và túi đựng nhờ vào tính an toàn và không gây hại đến sức khỏe con người. Bao bì làm từ nhựa nguyên sinh giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn, chống thấm nước và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
2. Ngành Y Tế
Trong lĩnh vực y tế, nhựa nguyên sinh là nguyên liệu lý tưởng để sản xuất các dụng cụ y khoa như ống tiêm, hộp đựng thuốc và thiết bị phẫu thuật. Đặc tính vô trùng và khả năng chịu nhiệt cao giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tiếp xúc với cơ thể con người.
3. Ngành Điện Tử
Nhựa nguyên sinh, đặc biệt là ABS, được ứng dụng nhiều trong sản xuất linh kiện điện tử như vỏ máy tính, điện thoại và thiết bị gia dụng. Khả năng cách điện và chịu lực tốt khiến loại nhựa này trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất.
4. Ngành Nội Thất Và Xây Dựng
Từ các sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ đựng đồ đến các vật liệu xây dựng như ống nhựa, cửa nhựa và tấm lót sàn, nhựa nguyên sinh đều đóng vai trò quan trọng. Với độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và tính thẩm mỹ vượt trội, nhựa nguyên sinh giúp tạo nên các sản phẩm vừa bền vừa đẹp.
5. Ngành Ô Tô
Trong sản xuất ô tô, nhựa nguyên sinh được sử dụng để làm các chi tiết như bảng điều khiển, tay nắm cửa và vỏ xe. Loại nhựa này giúp giảm trọng lượng xe, từ đó tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Lợi Ích Của Nhựa Nguyên Sinh
• An Toàn Với Con Người: Nhựa nguyên sinh không chứa hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn trong các ứng dụng liên quan đến thực phẩm và y tế.
• Độ Bền Cao: Sản phẩm từ nhựa nguyên sinh có tuổi thọ dài hơn so với nhựa tái chế.
• Dễ Dàng Tái Chế: Mặc dù chưa qua sử dụng, nhựa nguyên sinh vẫn có thể được tái chế nhiều lần mà không làm giảm chất lượng.
Hạn Chế Và Thách Thức
Bên cạnh những lợi ích vượt trội, việc sản xuất nhựa nguyên sinh vẫn đối mặt với một số thách thức, như phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không tái tạo (dầu mỏ) và tác động tiêu cực đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Do đó, việc tối ưu hóa sản xuất và khuyến khích sử dụng hợp lý nhựa nguyên sinh là điều cần thiết.
Kết Luận
Nhựa nguyên sinh với các đặc tính ưu việt đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, để phát huy tối đa giá trị của loại vật liệu này, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất bền vững và ý thức tiêu dùng thông minh. Hy vọng rằng trong tương lai, nhựa nguyên sinh sẽ tiếp tục là lựa chọn ưu tiên, đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn cho xã hội.